Ấn Độ chuẩn bị phóng kính viễn vọng quan sát Mặt Trời, nuôi tham vọng "dự báo thời tiết vũ trụ"
Chỉ vài ngày sau thành công của sứ mệnh hạ cánh Mặt Trăng, Ấn Độ tuyên bố Mặt Trời là mục tiêu thăm dò tiếp theo.
- Mặt trời nhân tạo "made in China" cán cột mốc kinh ngạc: Tham vọng chồng tham vọng
- Phát hiện ngôi sao có từ tính mạnh nhất trong vũ trụ, hơn Mặt trời 43.000 lần
- 5 lý do tại sao không nên để laptop tiếp xúc trực tiếp với ánh Mặt Trời
- Tàu Ấn Độ sẽ đón ánh Mặt Trời rồi lao vào nửa tối khắc nghiệt của Mặt Trăng
- Độc lạ trang trại điện mặt trời nằm ngay trên bãi rác: Không sợ ‘bốc mùi’, rộng hơn 28 sân bóng đá, sản xuất đủ điện cho gần 20.000 hộ ở thành phố lớn
Theo thông báo từ Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO), tàu thăm dò Aditya-L1 sẽ lên không từ Cảng Vũ trụ Sriharikota vào ngày 2/9 tới (theo giờ địa phương). Tàu sẽ nghiên cứu Mặt Trời cũng như những tác động của nó tới thời tiết Vũ trụ.
Tàu Aditya sẽ bay tại quỹ đạo xoay quanh điểm Lagrange 1 nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất, một vị trí đảm bảo việc nghiên cứu không bị thiên thể nào che khuất. Trong thiên văn học, điểm Lagrange mô tả những không gian trong Vũ trụ mà tại đó, lực hấp dẫn từ hai thiên thể khổng lồ tạo ra những vùng mà tại đó, ảnh hưởng của lực hút và lực đẩy được tăng cường.
Màn “kéo co” giữa hai lực hấp dẫn sẽ giúp những vật thể bay trong khu vực này duy trì vị trí ổn định trong thời gian dài và bớt tiêu hao nhiên liệu. Có thể gọi những điểm Lagrange là những bãi đỗ trong không gian.
Aditya-L1 là kính viễn vọng không gian nghiên cứu Mặt Trời đầu tiên của Ấn Độ, và là “lợi thế cho phép [các nhà khoa học] quan sát Mặt Trời mà không bị che khuất”, phát ngôn viên của ISRO cho hay.
Tàu còn có nhiệm vụ sẽ nghiên cứu sâu hơn về gió mặt trời, hiện tượng có tiềm năng gây tác động xấu tới đồ điện trên Trái Đất. Cụ thể, ảnh hưởng từ gió mặt trời có thể làm gián đoạn liên lạc, bao gồm cả tín hiệu định vị được truyền qua lại giữa vệ tinh và thiết bị mặt đất.
Đây không phải lần đầu tiên ngành thiên văn học sở hữu một tàu thăm dò Mặt Trời. Năm 2020, Cơ quan Không gian Châu Âu (ESA) phóng lên không Solar Orbiter nhằm nghiên cứu Mặt Trời. Một năm sau thời điểm này, Tàu thăm dò Mặt Trời Parker của NASA chính thức lên không, lãnh nhiệm vụ lấy mẫu hạt và trường điện tử tỏa ra từ ngôi sao trung tâm của Thái Dương Hệ.
Mặt Trời cung cấp sự sống cho Trái Đất, nhưng cho đến giờ chúng ta vẫn chưa hiểu hết về tác dụng cũng như ảnh hưởng của Mặt Trời tới Trái Đất nói riêng và thời tiết vũ trụ nói chung. Nỗ lực của ISRO sẽ phần nào vén tấm màn bí ẩn phủ kín thiên thể nóng đỏ khổng lồ, nới rộng ranh giới hiểu biết của con người ra xa hơn nữa.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?