Đằng sau thành công của sứ mệnh Chandrayaan-3, Ấn Độ còn những tính toán gì trong thời gian tới?
- Sinh vật bí ẩn được khai quật từ lăng mộ hoàng đế nhà Hán là loài động vật gì?
- Chương trình mô phỏng cho thấy chỉ cần 22 người dễ tính là có thể duy trì một cộng đồng trên Sao Hỏa
- Phát hiện ngôi sao có từ tính mạnh nhất trong vũ trụ, hơn Mặt trời 43.000 lần
- Tại sao nhân loại luôn cố gắng để có thể hạ cánh ở cực nam của Mặt Trăng?
- “Kho báu trên trời” khiến cả Trung Quốc, Nga, Mỹ... đổ hàng trăm tỷ để "chạm tới": Một quốc gia châu Á vừa điền tên vào danh sách chạy đua
Sau hành trình kéo dài 40 ngày, trạm đổ bộ Vikram của sứ mệnh Chandrayaan-3 (Ấn Độ) đáp thành công xuống bề mặt Mặt Trăng vào lúc 18h04 ngày 23/8 theo giờ Ấn Độ (tức 19h34 cùng ngày theo giờ Việt Nam).
Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) xác nhận tàu đổ bộ đã hạ cánh mềm thành công xuống bề mặt Mặt Trăng. Đây là nỗ lực hạ cánh mềm thứ hai của Ấn Độ, sau nỗ lực thất bại trước đó với Chandrayaan-2 vào năm 2019.
Thành công của Chandrayaan-3 đưa Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới từng đưa tàu đáp xuống hành tinh này cùng với Mỹ, Trung Quốc và Liên Xô trước đây. Đồng thời, Ấn Độ là quốc gia đầu tiên và duy nhất cho tàu đổ bộ thành công xuống vùng cực Nam của Mặt Trăng.
Các chuyên gia cho rằng, sứ mệnh này được thực hiện thành công đánh dấu sự nổi lên của Ấn Độ trong vai trò cường quốc vũ trụ mới.
Cuộc đổ bộ mặt trăng mang đến những lợi ích và vị thế chính trị rõ ràng cho Thủ tướng Narendra Modi.
Mục tiêu của Ấn Độ trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và gia nhập Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân có thể chưa được thực hiện, nhưng giờ đây nước này là một trong bốn quốc gia đã lên Mặt Trăng, cùng với Trung Quốc, Nga và Mỹ.
Trong khi đó Israel, Nhật Bản, Nga và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất không thành công trong cuộc chinh phục Mặt Trăng.
Theo Chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) S. Somanath, Ấn Độ nên tự tin hơn trong việc mở rộng phạm vi khám phá không gian của mình tới các mục tiêu tham vọng hơn tới Sao Hỏa và Sao Kim.
Trong tháng 9 tới, quốc gia này đang có kế hoạch khởi động nghiên cứu mặt trời trong khi một chuyến bay vào vũ trụ có người lái. Tuy chưa được ấn định thời điểm chính thức, việc chuẩn bị có thể sẵn sàng vào năm 2024.
Ngoài việc viết ra chương mới trong lịch sử, cuộc đổ bộ còn nâng cao danh tiếng của quốc gia này về kỹ thuật không gian có chi phí cạnh tranh. Cụ thể, Chandrayaan-3 được phóng với kinh phí khoảng 74 triệu USD, thấp hơn nhiều so với chi phí sản xuất bộ phim kinh dị không gian Gravity của Hollywood năm 2013.
Trong vài năm qua, Ấn Độ không ngừng thúc đẩy nỗ lực thám hiểm không gian. Với sự trợ giúp của hơn một trăm công ty khởi nghiệp về công nghệ vũ trụ, quốc gia Nam Á này đạt được tiến bộ đáng kể trong việc phát triển các giải pháp như phương tiện phóng, vệ tinh và hình ảnh Trái Đất siêu phổ.
New Delhi gần đây đưa ra chính sách không gian nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các bên tư nhân sau nửa thế kỷ nhà nước độc quyền. Đây cũng là minh chứng cho thấy kỹ thuật không gian "tiết kiệm" của Ấn Độ.
Điều này là hoàn toàn có thể xảy ra khi ngân sách của ISRO trong năm vừa qua chưa đến 1,5 tỷ USD, trong khi quy mô nền kinh tế vũ trụ tư nhân của Ấn Độ đã đạt ít nhất 6 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng gấp ba ngay sau năm 2025.
Ngoài ra, một số nhà khoa học cũng cho rằng, Ấn Độ với lợi thế là quốc gia đi đầu trong việc đáp xuống Mặt trăng sẽ thu được lợi ích từ nhiều dự án và hoạt động kinh doanh không gian trên và xung quanh vệ tinh này. Do đó, thành công của Chandrayaan-3 sẽ đưa Ấn Độ trở thành một trong số ít quốc gia kiểm soát phần lớn nhất của nền kinh tế Mặt trăng trong vòng nhiều thập kỷ tới.
Mặc dù mục tiêu trước mắt của Ấn Độ là tiến hành nghiên cứu địa chất và hóa học trên bề mặt và bầu khí quyển của Mặt Trăng, nhưng lợi ích lâu dài từ sự thành công này sẽ trải rộng trên công nghệ vũ trụ, kinh doanh và đổi mới công nghệ nói chung, bên cạnh vai trò lãnh đạo địa chính trị của đất nước này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Ơn trời, AI của Apple sắp hỗ trợ tiếng Việt, nhưng sẽ không phải trong năm nay
Apple sẽ sớm hỗ trợ một loạt ngôn ngữ cho bộ tính năng Apple Intelligence, bao gồm cả tiếng Việt trong năm 2025.
iOS 18.1 "mở khóa" tính năng được người dùng iPhone tại Việt Nam mong chờ từ lâu