VOV.VN - Chính phủ Ấn Độ cam kết sẽ đưa được người lên Mặt Trăng vào năm 2040. Đây là mục tiêu không gian lớn tiếp theo của Ấn Độ sau khi hạ cánh thành công tàu du hành Chandrayaan 3 lên bề mặt phía Nam của Mặt Trăng hồi tháng 8 vừa qua.
- Xuất hiện thứ chưa từng thấy trên Trái Đất, đảo lộn lịch sử vũ trụ
- Các nhà sinh học biển gần đây đã phát hiện ra một con cá heo có 'ngón tay cái' giống con người
- Trái Đất sẽ trông như thế nào nếu có vành đai giống như Sao Thổ?
- Công ty Nhật Bản này muốn cung cấp năng lượng cho tên lửa bằng chất thải của bò
- Nut Putty: Hang động nổi tiếng nhất nước Mỹ và cái chết của một bác sĩ
Cam kết đưa người lên mặt trang được Bộ trưởng Dầu mỏ và Khí đốt Ấn Độ Hardeep Singh Puri khẳng định với báo chí vào ngày 15/12.
Quan chức Ấn Độ cho biết việc tàu du hành Chandrayaan 3 thám hiểm thành công bề mặt Mặt Trăng chỉ là khởi đầu của một quá trình. Ấn Độ hứa sẽ đưa được người lên hành tinh này vào năm 2040.
Ông Hardeep Singh Puri nói: "Hôm nay chúng tôi cởi mở và rõ ràng, lĩnh vực này sẽ nhận được sự hỗ trợ. Chandrayaan 3 chỉ là bước khởi đầu của quá trình, Ấn Độ hứa sẽ đưa con người lên Mặt Trăng vào năm 2040. Tương tự, Ấn Độ đặt mục tiêu trở thành một quốc gia phát triển vào năm 2047. Dự án Gaganyaan đã cho thấy khả năng chinh phục vũ trụ của con người và Ấn Độ hứa hẹn đưa con người lên Mặt Trăng vào năm 2040”.
Sau thành công của dự án tàu du hành Chandrayaan 3, Ấn Độ đã khởi động sứ mệnh không gian Gaganyaan nhằm đưa các nhà du hành nước này vào vũ trụ. Mục tiêu của dự án này là phóng một tàu du hành mang theo phi hành đoàn 3 người đi vào quỹ đạo 400km quanh Trái Đất trong thời gian 3 ngày, đưa họ trở về an toàn và hạ cánh xuống Ấn Độ Dương. Nếu thành công, sứ mệnh này sẽ đưa Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới đưa được tàu du hành có người lái vào vũ trụ sau Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Trước đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chúc mừng Tổ chức Nghiên cứu không gian nước này (ISRO) đã đạt được đột phá công nghệ khác trong lĩnh vực không gian. Đó là module đẩy của tàu Chandrayaan 3 đã được chuyển từ quỹ đạo quanh Mặt Trăng sang quỹ đạo quanh Trái Đất.
Tàu du hành Chandrayaan 3 được phóng lên không gian ngày 14/7, mang theo thiết bị đổ bộ mang tên Vikram và thiết bị thám hiểm Pragyaan. Ngày 23/8, tàu đổ bổ Vikram đã thiết lập cột mốc lịch sử khi hạ cánh thành công gần cực Nam của Mặt Trăng và triển khai xe thám hiểm Pragyaan. Các thiết bị này đã hoạt động trên Mặt Trăng trong đúng 1 ngày theo giờ trên hành tinh này, hoàn tất sứ mệnh đã được thiết lập trước đó.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"
Đây không phải là lần đầu tiên người đứng đầu Huawei đưa ra những lời khen công khai dành cho các đối thủ tới từ Mỹ.
Việt Nam có “kho báu” lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ, nay đã tự chủ công nghệ khai thác, quyết xây dựng ngành công nghiệp phát triển lâu dài