Ảnh GIF mừng sinh nhật lần thứ 30: thăng trầm của một định dạng ảnh phổ biến trên Internet
Thật khó tin là GIF - định dạng ảnh yêu thích của cộng đồng Internet nay đã bước sang tuổi 30. Con số này biến GIF trở thành một trong những thứ cổ xưa nhất trên Internet, mặc dù hình động GIF mới phổ biến trở lại trong thời gian gần đây.
Hiện tại Twitter đã bổ sung thêm nút GIF, còn Apple cũng đã tích hợp tính năng tìm kiếm ảnh GIF vào ứng dụng tin nhắn trên iOS của họ. Trào lưu này khiến không ít người cảm thấy bất ngờ khi mà cách đây cả thập kỉ, văn hóa GIF toàn những dòng chữ nhấp nháy và thậm chí cài thêm cả những file MIDI (tập tin đơn âm sắc). Ngày nay nó đang thực sự phổ biến khắp nơi và chẳng có vẻ gì là cũ kĩ.
Ảnh GIF hoá ra đã... 30 năm tuổi
Ảnh động GIF đã vượt qua khoảng thời gian “vô danh" vào những năm 1990 trong những ngày đầu của mình để trở thành một phần trong giao tiếp trực tuyến hàng ngày hiện nay. Một vài ảnh GIF như Orson Welles vỗ tay hay Michael Jackson ăn bỏng ngô đã trở nên phổ biến trong thời gian ngắn. Ảnh GIF kiêm luôn cả hai nhiệm vụ là biểu đạt cảm xúc và thể hiện “trình độ văn hoá" trên Internet. Đây là một điều thật sự không tồi với một định dạng ảnh còn già cỗi hơn cả các website.
Ngày nay khi nhắc tới ảnh GIF là người ta thường nhớ tới các đoạn phim ngắn lặp đi lặp lại. Tuy nhiên lúc đầu nó chỉ là một định dạng để hiển thị ảnh tĩnh. Steve Wilhite bắt đầu nghiên cứu Định Dạng Trao đổi Hình ảnh (Graphics Interchange Format) vào đầu năm 1986. Lúc đó ông là nhà phát triển phần mềm của Compuserve, một dịch vụ trực tuyến thời kì đầu cho phép người dùng truy cập vào phòng chat, diễn đàn và các thông tin như chứng khoán bằng các modem dial-up. Sandy Trevor, sếp của Wilhite ở Compuserve nói rằng ông muốn giải quyết hai vấn đề.
Một là Compuserve muốn một định dạng đồ họa có thể chạy trên toàn bộ các máy tính. Vào thời điểm đó, thị trường PC bị chia nhỏ bởi các công ty như Apple, Atari, Commodore, IBM, và Tandy, mỗi công ty đều có cách hiển thị đồ họa khác nhau. Compuserve đã từng dùng các định dạng khác như NAPLPS, nhưng Trevor nghĩ rằng nó quá phức tạp để có thể cài ở nhiều dòng máy. Ông giao nhiệm vụ cho Wilhite tạo ra một định dạng đơn giản để có thể chạy ở bất cứ máy nào.
Hai là, ông muốn Wilhite tạo là một công nghệ có thể nhanh chóng hiển thị hình ảnh sắc nét với những kết nối chậm. Ở vào những năm 80, 1.2 kbps (1200 baud) đã là tốc độ cao. Nhiều người chỉ có modem tốc độ 0.3 kbps (300 baud) nên Compuserve thực sự cần những tệp tin có kích thước tí hon.
Những định dạng phổ thông khác trên web, như JPEG, vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Nhưng định dạng mới phải phù hợp cho nhiếp ảnh và những hình khác chứa nhiều chi tiết và không bị vỡ hình. Compuserve cần phải hiển thị thông tin chứng khoán, tình hình thời tiết và các sơ đồ khác - những định dạng khác sẽ có hiện tượng vỡ hình. Vậy nên Wilhite quyết định tạo ra GIF dựa trên một giao thức nén không mất dữ liệu mang tên Lempel–Ziv–Welch, hay LZW.
Wilhite hoàn thiện phiên bản đầu tiên của ảnh GIF vào tháng 5 năm 1987, và Compuserve bắt đầu sử dụng định dạng này vào tháng tiếp theo. Đó là hai năm trước khi Sir Tim Berner-Lee cho ra mắt dự án World Wide Web và 6 năm trước khi trình duyệt Mosaic giúp các trang web dễ tiếp cận với người dùng phổ thông hơn. Nhưng chính nhờ những trang web mà ảnh GIF mới có ngày hôm nay.
Từ tĩnh đến động
Định dạng GIF hoàn hảo trong việc hiển thị logo, bức vẽ và biểu đồ trên web giống như mục đích mà Wilhite làm ra nó. Các phần của một bức ảnh ở định dạng này có thể trở nên “trong suốt”, có nghĩa là một bức ảnh sẽ dễ dành hòa trộn với nền xung quanh hay kết hợp với những bức ảnh khác để tạo ra những hiệu ứng thú vị, cho phép các nhà thiết kế web có thể tạo ra các giao diện phức tạp hơn. Nhưng điều quan trọng nhất khi Wilhite tạo ra định dạng này là ông đã có tầm nhìn xa và cho phép nó có thể mở rộng, nên các lập trình viên khác có thể thêm những thông tin khác vào GIF. Điều này cho phép nhóm phá triển đứng đằng sau trình duyệt Netscape tạo ra hình động GIF tiêu chuẩn vào năm 1995.
Chẳng bao lâu sau, các hình GIF “website này đang bảo trì” xuất hiện ở hầu hết các trang web. Và “Em bé nhảy múa” trở thành một trong những hình động video lan truyền nhanh trên mạng. Linh vật của nước giải khát 7-Up, “Cool Spot” cũng xuất hiện khắp mọi nơi, biết nó trở thành thương hiệu đầu tiên có hình GIF với độ phủ sóng cao.
Một GIF kinh điển: "Em bé nhảy múa"
Định dạng này cũng trở thành tâm điểm của một trong những vụ tranh chấp bản quyền đầu tiên trên Internet. Vào năm 1994, gã khổng lồ trong giới công nghệ thông tin Unisys đã tuyên bố sở hữu LZW, giao thức mà Wilhite dùng để tạo ra GIF. Công ty này dọa sẽ thưa kiện tất cả những phần mềm có thể tạo hay đọc GIF mà không phải trả tiền bản quyền. Bản quyền LZW của Unisys đã hết hạn từ năm 2006, nhưng thử thách khi phải đối đầu với một công ty lớn như thế đã gây ấn tượng mạnh với Trevor, người hiện tại đang làm việc với tư cách một tư vấn viên giúp các công ty công nghệ tránh việc tranh chấp bản quyền.
Làn sóng ảnh động GIF kết thúc nhanh như khi nó bắt đầu, khi việc thiết kế web được chuyên môn hóa, những bức GIF dần biến mất. Các nhà sản xuất hoạt hình và nghệ sĩ khác nghĩ là họ sẽ có thể chuyển dần tới các phương tiện khác như Flash và sau đó là HTML5. Nhưng định dạng này vẫn sống sót qua các diễn đàn và mạng xã hội như 4chan, Reddit và Tumblr.
Adam Leibsohn, giám đốc tác nghiệp của công cụ tìm kiếm GIF Giphy đã gọi GIF là một “định dạng nổi loạn”. Nó cho phép người dùng đăng tải những bức ảnh động ở những nơi mà họ nghĩ rằng ít dùng tới nhất, ví dụ chữ kí của một người trong diễn đàn. “Những thứ đơn giản nhất bao giờ cũng dễ thành công nhất" - ông cho biết.
Và khi mọi người nhận ra rầng họ có thể đăng kèm những bức hình động vui vẻ ngộ nghĩnh vào các đoạn hội thoại trên web, GIF trở thành một cách biểu đạt mới. Những đoạn clip người ta vỗ tay, đập đầu vào bàn hay nhảy múa thay thế cho các dòng chữ, và các ảnh GIF nghệ thuật trở thành một dạng giải trí nho nhỏ. Sự phát triển của điện thoại thông minh khiến hình thức giao tiếp trực quan này trở nên hấp dẫn hơn.
GIF lúc nào cũng đem lại cảm giác vui vẻ cho người xem
Theo David McIntosh, CEO của công cụ tìm kiếm ảnh động GIF Tenor, họ đã thay thế các từ viết tắt như “lol” hay “wtf” - những từ không được biểu cảm cho lắm bằng các hình GIF, giúp bạn thể hiện những cảm xúc phong phú hơn. Khoảng 90% các từ khóa được tìm ở trên dịch vụ này liên quan đến cảm xúc.
Thật khó để nói chính xác khi nào ảnh GIF trở lại vào dòng chảy của việc trải nghiệm web. Phòng thí nghiệm báo chí Nieman gọi thế vận hội Olympics mùa hè vào năm 2012 là một “bữa tiệc bùng nổ” cho ảnh động GIF. Cùng năm đó, từ điển Oxford đã vinh danh GIF là từ của năm. Vào đầu năm 2013, ảnh GIF đã xuất hiện trong vài bảo tàng và một số các nhà sưu tập. Cũng vào năm 2013, Steve Wilhite đã nhận một giải thưởng trọn đời tại Webbys, giải thưởng Internet danh giá nhất, và ông đã khuấy động một cuộc tranh cãi toàn thế giới bằng việc khẳng định GIF đọc là “Jif” thay vì “Gift”.
Thời điểm đó, người ta đã nghĩ rằng GIF chỉ là môt trào lưu thoáng qua, một cách hồi tưởng lại những năm 1990 và sẽ có những thứ khác như Vine hay Snapchat thay thế. Nhưng năm tháng qua đi, Vine đã rời xa và GIF vẫn còn ở bên ta.
Một phần của thành công đó là nhờ vào các cư dân mạng, những người đã xây dựng một thư viện hình động GIF khổng lồ để chúng ta lựa chọn. Khi bạn muốn thể hiện sự thất vọng hay niềm vui hay các cảm xúc khác, bạn chỉ cần làm một việc là lên Tumblr, Giphy hay Tenor và bạn chó thể lựa chọn một hình động có sẵn. Bạn có thể tưởng tượng nó là một thư viện trực quan được xay dựng qua nhiều năm.
Khi các định dạng khác xuất hiện mang theo nhiều lựa chọn, trưởng bộ phận chiến lược của Tumblr nói rằng những hạn chế kĩ thuật của GIF là lợi thế chứ không phải điểm yếu của nó. Sau tất cả, khó khăn là động lực để thúc đẩy sự sáng tạo. Bạn phải trao đổi giữa dung lượng file, tốc độ khung hình và màu sắc với nhau.
Thay vì băn khoăn về những gì sẽ xảy ra sắp tới, có lẽ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khi nào thì GIF đi đến điểm tận cùng của nó. Hãy đợi GIF thêm 30 năm nữa và chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra.
30 năm nữa chắc sẽ rất thú vị!
Theo Wired
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4