Apple chưa thể cắt ‘lương duyên’ với Trung Quốc: Có tới 7 công ty đại lục tham gia chuỗi sản xuất kính Vision Pro, Ấn Độ không được nhắc đến
Các công ty có trụ sở tại Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) chiếm hơn một nửa tổng số nhà cung cấp tham gia sản xuất kính Vision Pro.
- MacBook Air 15 inch về Việt Nam: Giá từ 32,99 triệu đồng, là "món hời" cho người dùng Mac?
- Nhận thấy giá Vision Pro quá đắt, Apple đang phát triển một phiên bản mới giá rẻ hơn
- Muốn bán kính Vision Pro, Apple có thể gặp khó vì một nhãn hiệu đang thuộc sở hữu của Huawei?
- Bí ẩn chiếc ghế của IKEA làm màn hình máy tính trục trặc không lý do
Luxshare Precision Industry, nhà cung cấp Trung Quốc chính thức các sản phẩm AirPods của Apple kiêm đối tác giành được đơn đặt hàng iPhone 15, đang nổi lên với tư cách công ty lắp ráp kính thực tế hỗn hợp Vision Pro mới, theo SCMP.
Được biết, Luxshare Precision Industry là 1 trong số 7 công ty Trung Quốc đóng vai trò nhà cung cấp Vision Pro của Apple. Nhà sản xuất mô-đun máy ảnh Cowell E Holdings và Shenzhen Desay Battery Technology chuyên cung cấp pin lithium và hệ thống quản lý năng lượng cũng góp mặt trong danh sách.
Bên cạnh đó, các công ty Đài Loan (Trung Quốc) cũng chiếm phần lớn danh sách nhà cung ứng tham gia lắp ráp Vision Pro, chẳng hạn như công ty sản xuất thấu kính và linh kiện quang học Largan Precision, chuyên gia công nghệ màn hình cảm ứng GIS-KY và ông lớn ngành chip TSMC, theo Commercial Times.
Theo SCMP, các công ty có trụ sở tại Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) chiếm hơn một nửa tổng số nhà cung cấp tham gia sản xuất kính Vision Pro. Các công ty Hàn Quốc như Samsung Electronics, LG Electronics hay Sony của Nhật Bản cũng góp mặt trong danh sách.
“Rõ ràng các công ty cung cấp hiện tại của Vision Pro đều là những nhà cung cấp linh kiện điện tử tiêu dùng hàng đầu thế giới. Khi Apple phát hành một sản phẩm AR/VR giá thấp hơn trong tương lai gần, cấu trúc chuỗi cung ứng có thể vẫn sẽ giống với hiện tại”, Ivan Lam, nhà phân tích cấp cao của công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ Counterpoint Research cho biết.
Theo phân tích của Wellsenn XR, chi phí nguyên vật liệu ước tính trong quá trình sản xuất Vision Pro rơi vào khoảng 1.590 USD, thấp hơn khoảng một nửa so với giá bán lẻ 3.499 USD được Apple công bố.
Dưới đây là chi tiết các công ty Trung Quốc tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất Vision Pro của Apple:
1. Luxshare
Đặt trụ sở tại trung tâm công nghệ phía nam Thâm Quyến, Luxshare lọt top các nhà cung cấp hàng đầu của Apple trong hai thập kỷ qua. Đây cũng chính là nhà sản xuất theo hợp đồng đầu tiên của Trung Quốc được gã khổng lồ công nghệ Mỹ tin tưởng để sản xuất Vision Pro.
2. Cowell E Holdings
Công ty có trụ sở tại Đông Quản từng hợp tác với Samsung, LG và Apple đã nhận được khoản đầu tư chiến lược từ Luxshare vào năm 2020 để mở rộng sang lĩnh vực sản xuất ống kính máy ảnh cho điện thoại thông minh.
3. Goertek
Công ty đặt trụ sở tại phía đông tỉnh Sơn Đông này từng là một trong những đối tác sản xuất AirPods của Apple. Năm nay, Goertek được ưu ái lựa chọn để trở thành một trong những nhà cung cấp cho Vision Pro.
4. Desay Battery
Được thành lập gần 40 năm trước, công ty có trụ sở tại Thâm Quyến này cung cấp pin lithium cho rất nhiều công ty thiết bị di động, bao gồm Apple và Huawei. Desay Battery gia nhập chuỗi cung ứng của Apple sau khi nhà Táo khuyết theo đuổi chiến lược cắt giảm chi phí sản xuất và tìm đến các nhà cung cấp pin ở Trung Quốc.
5. Shenzhen Zhaowei Machinery & Electronics
Được thành lập vào năm 2001, Shenzhen Zhaowei Machinery & Electronics cung cấp hệ thống truyền động lấy nét điện theo định hướng VR cho Vision Pro. Chúng tự động điều chỉnh ống kính, giúp người dùng nhìn rõ và xa hơn.
6. Shenzhen Everwin Precision Technology và Lingyi iTech Guangdong
Nhà sản xuất khung máy MacBook Everwin Precision và nhà cung cấp bộ sạc iPhone Lingyi iTech đã được Apple lựa chọn để cung cấp một số bộ phận lắp ráp ngoài cho Vision Pro, chẳng hạn như khung giữa và vỏ.
Danh sách trên phần nào cho thấy Apple vẫn đặt niềm tin vào mạng lưới cung ứng rộng lớn của Trung Quốc, bất chấp làn sóng dịch chuyển ra khỏi đại lục. Công ty giá trị nhất hành tinh này đã tạo ra những sản phẩm tuyệt vời và động lực lớn nhất được cho là đến từ mối quan hệ thân thiết giữa CEO Tim Cook và Trung Quốc.
Theo Financial Times, Tim Cook để Apple ‘lún sâu’ vào Trung Quốc trong suốt 20 năm qua. Sau một thỏa thuận bí mật hồi năm 2016 nhằm đầu tư 275 tỷ USD vào nền kinh tế, lực lượng lao động và năng lực công nghệ Trung Quốc, iPhone đã trở thành sản phẩm bán chạy nhất thế giới.
Thực tế, Apple, dù là công ty Mỹ, nhưng lại ngày càng giống một doanh nghiệp Trung Quốc. Nguyên nhân một phần đến từ việc dây chuyền sản xuất phụ thuộc quá nhiều vào quốc gia tỷ dân, trong khi 20% doanh thu lại đến từ đại lục.
Apple muốn hướng ra bên ngoài đại lục, cụ thể, là chuyển sản xuất iPhone sang Ấn Độ còn Macbook sang Malaysia, Ireland. Hàng trăm nhân sự đã được tập hợp để chuyển dịch chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, nỗ lực này có thể là vô ích bởi. “Tất cả những thông tin mà bạn đang nghe về Ấn Độ đều rất tuyệt. Theo quan điểm của chúng tôi, đó là một cơ hội lớn trong thập kỷ tới, tuy nhiên, đừng mong đợi mọi thứ thay đổi chỉ sau một đêm”, ông Angelo Zino, nhà phân tích cấp cao của CFRA Research nói.
Theo: SCMP, FT
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nóng: CEO Jensen Huang trở lại Việt Nam sau 1 năm, Nvidia 'giữ lời hứa' mở trung tâm nghiên cứu và dữ liệu AI
Chính phủ Việt Nam và Nvidia ký kết mở Trung tâm R&D và Trung tâm Dữ liệu AI dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và CEO Nvidia Jensen Huang.
Mở hộp MacBook Pro 16 inch M4 Pro chính hãng tại Việt Nam trị giá hơn 100 triệu đồng: Nhanh, mạnh, màn hình Nano-texture dùng rất thích