Apple đề xuất cách "định nghĩa lại" cách trả lương cho diễn viên: Thu nhập tính theo lượt view
Cách làm này nhiều khả năng sẽ phá vỡ mô hình trả lương truyền thống trong ngành giải trí.
- Tháng 5 và những điều đầu tiên của Apple
- Giữa buổi phỏng vấn, YouTuber hàng đầu thế giới lôi Galaxy S24 Ultra để trêu ngươi các sếp Apple: Nhà báo nổi tiếng dự báo viễn cảnh tăm tối
- Những điều Apple không nói cho bạn về iPad Pro mới
- Apple "chốt kèo" với OpenAI để tích hợp ChatGPT vào iOS 18
- Tất tật mọi thứ về AI trong Google I/O 2024: Tìm kiếm bằng video, dựng video bằng văn bản, chống cuộc gọi lừa đảo, ....
Theo Bloomberg, Apple cùng các công ty streaming khác đang ấp ủ ý tưởng “phá vỡ” mô hình trả lương truyền thống trong ngành giải trí. Theo hệ thống mới được đề xuất (hiện vẫn chỉ là ý tưởng), thù lao của các tài năng như diễn viên và đội ngũ sản xuất sẽ dựa một phần vào mức độ thành công của phim trên nền tảng. Nếu một bộ phim thu hút lượng lớn người xem, những người tạo ra nó sẽ nhận được khoản tiền thưởng hậu hĩnh. Ngược lại, khoản thanh toán sẽ không được “dày” như vậy.
Dựa trên một bản ghi nhớ nội bộ và các cuộc trò chuyện với những người trong ngành giải trí, Bloomberg cho biết Apple đã gặp gỡ đại diện của giới nghệ sĩ để giới thiệu về mô hình trả lương mới. Mô hình này sẽ bao gồm các khoản tiền thưởng với nhiều mức độ khác nhau, dựa trên “hệ thống tính điểm”. Các khoản tiền thưởng này sẽ được phân bổ dựa trên một số yếu tố. Bloomberg đã phân tích như sau:
“ ...quy mô của tiền thưởng sẽ dựa trên ba tiêu chí: số lượng người đăng ký Apple TV+ để xem phim, thời lượng họ dành ra để xem và chi phí sản xuất chương trình so với quy mô khán giả của nó. Những người tham gia vào một trong ba chương trình hàng đầu có thể chia sẻ tới 10,5 triệu USD cho một mùa.”
Ý tưởng đằng sau mô hình này là gắn kết chặt chẽ hơn hiệu suất làm việc với mức lương và lý tưởng nhất là khuyến khích tạo ra nội dung chất lượng hơn. Hiện tại, những người sáng tạo nội dung có thể được trả một khoản tiền lớn trước cả khi bộ phim hoặc chương trình được sản xuất - một xu hướng mà Bloomberg cho rằng phần lớn bắt đầu từ Netflix.
Mô hình này gắn liền với sự tăng trưởng ban đầu của ngành streaming khi các nền tảng cố gắng giành lấy những tài năng lớn và sẵn sàng chi một khoản tiền lớn chỉ để có được các diễn viên, đạo diễn hoặc nhà sản xuất nhất định cho nền tảng của họ. Giờ đây, khi các công ty tìm cách cắt giảm chi phí, họ đang tìm cách làm ra nhiều hơn với chi phí ít hơn.
Ngoài Apple, các công ty khác, bao gồm Amazon và Netflix, cũng đang xem xét các hệ thống tính điểm tương tự.
Mức lương từ các dịch vụ streaming là tâm điểm của những cuộc tranh cãi gần đây trong ngành giải trí. Cuộc đình công của các nhà biên kịch Hollywood, vốn đã tạm thời khiến ngành công nghiệp này rơi vào tình trạng hỗn loạn vào năm ngoái, xoay quanh các thỏa thuận trả lương vốn gây tranh cãi trong lĩnh vực streaming.
Cho dù các thỏa thuận này đã được đàm phán lại trong cuộc đình công vừa qua, nhưng các nhà biên kịch được cho vẫn gặp khó khăn trước các điều kiện kinh tế bấp bênh. Mặc dù sự thay đổi có thể được hoan nghênh, nhưng hoàn toàn không rõ liệu các công ty streaming có thể được tin tưởng hay không khi nói đến các mô hình trả lương mới mà họ đang đề xuất.
Các dịch vụ streaming thường có tiếng với việc thiếu minh bạch và các nghệ sĩ thường bị bất ngờ khi một chương trình nổi tiếng đột nhiên bị hủy bỏ theo ý thích của nhà sản xuất. Gizmodo đã liên hệ với Apple, Netflix và Amazon để yêu cầu bình luận nhưng chưa nhận được phản hồi ngay lập tức.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4