Apple hứa thay đổi sau khi bị phạt 9 triệu USD vì mập mờ trong bảo hành iPhone, iPad
Nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới ra tòa sau loạt khiếu nại về khâu sửa chữa, thay thế sản phẩm iPhone, iPad.
- Công nghệ AI ảo diệu của Facebook sẽ khiến bạn phải... "mở to mắt" ra mà chiêm ngưỡng
- Elon Musk: Nếu robot chiếm hết việc của loài người, việc phân phát tiền miễn phí cho người dân sẽ là cần thiết
- Tổng thống Trump liên tiếp trấn an Tim Cook rằng iPhone sẽ không bị ảnh hưởng bởi thuế quan của Trung Quốc
Số tiền phạt cho Apple là 9 triệu USD vì đưa ra thông tin sai lệch hoặc gây hiểu nhầm cho khách hàng có iPhone hay iPad gặp lỗi.
Cụ thể hơn, Ủy ban cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Australia (ACCC) tuyên bố Apple đã lừa dối người dùng về quyền bảo hành bằng cách từ chối kiểm tra hoặc sửa chữa thiết bị gặp lỗi mà không tính phí nếu đã sửa trước đó bởi một bên thứ ba.
"Nếu sản phẩm gặp lỗi, khách hàng có quyền được sửa chữa hoặc thay thế theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Australia", ACCC cho biết.
Theo tờ Guardian, ACCC bắt đầu điều tra khi khách hàng khiếu nại về "lỗi 53" (error 53) khiến iPhone và iPad không sử dụng được sau khi tải xuống bản cập nhật phần mềm iOS.
Táo khuyết thừa nhận có ít nhất 275 khách hàng tại Australia mang máy lỗi đến bảo hành trong thời gian từ tháng 2/2015 đến tháng 2/2016, Apple sau đó từ chối bảo hành vì thiết bị đã được sửa bởi bên thứ ba.
"Nhân viên Apple cố gắng khiến người dùng tin rằng thiết bị của họ không được bảo hành vì đã được sửa trước đó bởi bên thứ ba", ACCC cho biết.
Tòa án cho rằng không thể nào một chiếc iPhone hay iPad được sửa chữa từ người khác khiến quyền bảo vệ người dùng bị xâm phạm, thậm chí là loại bỏ.
Apple được yêu cầu đền bù thiệt hại cho khoảng 5.000 người dùng bị lỗi 53, tổng số tiền phạt khoảng 9 triệu USD.
Sau sự việc này, Apple hứa sẽ đào tạo nhân viên tốt hơn, kiểm tra thông tin, cải thiện hệ thống và thủ tục bảo hành để tuân thủ quyền bảo vệ người tiêu dùng tại Australia trong tương lai.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI