Apple khiến các ngân hàng truyền thống run sợ: Hút gần 1 tỷ USD tiền gửi tiết kiệm chỉ trong 4 ngày, 2 tỷ người dùng iPhone 'bị khóa' trong hệ sinh thái khủng
Apple cho phép các khách hàng mở một tài khoản tiết kiệm chỉ trong chưa đầy 1 phút trực tiếp từ iPhone.
- Intel sắp khai tử thương hiệu Core i5 và i7 sau 15 năm, sẽ sử dụng cách đặt tên mới 'học lỏm' được từ Apple?
- iPhone có tính năng ẩn giúp bạn trở thành "anh hùng cứu Trái đất": Kỳ quặc thế này đúng là chỉ có Apple mới nghĩ ra!
- iPhone gập đầu tiên của Apple có gì đặc biệt, giá đắt cỡ nào?
- Làng smartphone Trung Quốc bùng cuộc chiến mới: Liệu Apple có ‘thất thế’ trước cái tên ‘không ngờ’ này?
Dịch vụ gửi tiết kiệm lãi suất cao của Apple mới ra mắt đã hút 990 triệu USD tiền gửi tiết kiệm chỉ trong 4 ngày. Riêng ngày đầu tiên ra mắt, nguồn tin của Forbes cho biết dịch vụ này đã hút tới 400 triệu USD tiền gửi.
Với mức lãi suất hấp dẫn tới 4,15% đi kèm với sự phổ biến ở khắp mọi nơi của iPhone, dịch vụ gửi tiết kiệm của Apple trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết, đặc biệt khi mà mức lãi suất gửi tiết kiệm của các ngân hàng truyền thống ở Mỹ chỉ ở mức trung bình chưa tới 0,5%.
Tính tới cuối tuần đầu tiên ra mắt, gần 240.000 tài khoản đã được mở. Dịch vụ gửi tiết kiệm của Apple hợp tác cùng Goldman Sachs. Đáng nói, dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của bản thân Goldman Sachs hiện cũng chỉ cung cấp mức lãi suất 3,9% - tức là thấp hơn dịch vụ hợp tác với Apple. Hiện thông tin về các con số kể trên phía Apple và Goldman Sachs đều từ chối bình luận.
“Các ngân hàng đã nhanh chóng phản ứng với việc tăng lãi suất của Fed bằng việc tăng mức lãi vay mua ô tô và thế chấp cao hơn nhưng người gửi tiền lại chứng kiến mức tăng ít, thậm chí không tăng với lãi suất huy động tại các ngân hàng truyền thống hay các tài khoản tiết kiệm”, theo Richard Crone – CEO và nhà sáng lập công ty thanh toán Crone Consulting. “Có một dòng tiền đang chảy vào các quỹ thị trường tiền tệ hoặc các công ty công nghệ tài chính như Apple”.
Dẫu vậy, dịch vụ tài khoản tiết kiệm mới của Apple đang bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt với các tổ chức tài chính để thu hút và duy trì tiền gửi sau loạt sự sụp đổ của nhiều ngân hàng. First Republic Bank là tổ chức tài chính mới nhất thất bại do làn sóng mất niềm tin vào ngành công nghiệp ngân hàng. Hàng loạt tài sản của ngân hàng First Republic đã được mua lại bởi JPMorgan Chase gồm cả 92 tỷ USD tiền gửi. Cổ phiếu First Republic đã giảm 97% trong 1 năm qua. Hôm thứ 2 tuần này, nhà băng này đã báo cáo có 104,5 tỷ USD tiền gửi tính tới cuối quý đầu tiên. Con số trong quý đầu tiên gồm cả 30 tỷ USD khoản tài trợ khẩn cấp được gửi bởi các ngân hàng lớn hơn gồm JPMorgan Chase và Bank of America tại First Republic.
Trong khi First Republic thất bại, Goldman Sachs đẩy mạnh huy động tiền từ khách hàng bằng cách tiếp cận 2 tỷ người sở hữu iPhone của Apple. Theo đó, tài khoản tiết kiệm lãi suất cao mới chỉ có thể sử dụng bởi Apple Card. Các khách hàng có thể mở một tài khoản tiết kiệm chỉ trong chưa đầy 1 phút trực tiếp từ iPhone. Apple Card có tiền thưởng chi tiêu cũng tự động được chuyển vào tài khoản tiết kiệm lãi suất cao. Các khách hàng có thể theo dõi số dư và tiền lãi kiếm được từ bảng điều khiển của Apple Wallet.
Crone Consulting dự kiến rằng 3,8 tỷ USD được gửi vào Apple Cash mỗi năm từ Apple Card.
LỢI THẾ ĐẶC BIỆT
Nhiều ngân hàng truyền thống đang gặp khó trong việc duy trì mức biên lợi nhuận ròng trong bối cảnh Fed tăng lãi suất và kết quả là rất ít ngân hàng đáp ứng được mức 4,15% của Apple đối với lãi suất tài khoản tiết kiệm được bảo hiểm bởi Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ. Nhiều ngân hàng kỹ thuật số cũng cung cấp lãi suất cao. Bask Bank – một chi nhánh của Texes Capital Bank là một ví dụ. Ngân hàng này đang cung cấp mức lãi suất 4,75%. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa Apple và Goldman Sachs tạo ra cho liên minh này lợi thế đặc biệt đó là trải nghiệm liền mạch và sự tích hợp với iPhone.
"Một ngân hàng sẽ phải cạnh tranh với Apple, điều khó có thể thực hiện được với ví hoặc tạo ra các dịch vụ siêu nhỏ trong các loại ví khác nhau. Apple đã nói rõ điều đó với bảng điều khiển đầy màu sắc, dễ đọc của họ mà nhiều ngân hàng đã phải vật lộn để làm ra được", một chuyên gia nhận định.
Một lý do khiến ngân hàng khó cạnh tranh với ví kỹ thuật số của Apple là công ty công nghệ này không cung cấp cho bên thứ ba quyền truy cập vào chip của iPhone, thiết bị cho phép chạm để thanh toán tại cửa hàng. Việc Apple độc quyền giữ tính năng tap-to-pay bằng iPhone mang lại cho công ty đòn bẩy vượt trội khi đàm phán với các ngân hàng phát hành thẻ. Khi Apple Pay ra mắt vào năm 2014, các ngân hàng đã đồng ý trả cho Apple hoa hồng 0,15% cho các giao dịch thẻ tín dụng, chiếm phần lớn doanh thu ví kỹ thuật số.
Sự thống trị của Apple đối với tap-to-pay là một vấn đề đau đầu đặc biệt đối với các ví kỹ thuật số khác bao gồm Google Pay trên Android. Google được cho là không nhận được phí giao dịch từ các tổ chức ngân hàng. Không giống như Apple, Google cho phép các công ty khác tích hợp tính năng tap-to-pay trên điện thoại Android.
Những ứng dụng thanh toán như Venmo và CashApp cũng không được cung cấp thanh toán trên iPhone nghĩa là người dùng dòng điện thoại này sẽ chỉ thêm Venmo hay CashApp vào ví Apple của họ để sử dụng trong các cửa hàng thay vì trả trực tiếp từ ứng dụng.
Tờ Forbes nhận định, tài khoản tiết kiệm lãi suất cao mới của Apple được cho ra đời dường như ít liên quan đến lợi nhuận mà thay vào đó mục tiêu chủ yếu là khiến nhiều chủ sở hữu iPhone hơn rơi vào guồng quay tài chính của Apple và Goldman Sachs. Trong khi hai tỷ người trên thế giới sở hữu các thiết bị của Apple, hiện mới chỉ ít hơn 10% người dùng Apple Card.
Về phía Goldman Sachs, biên lợi nhuận ròng cũng có thể không phải là ưu tiên hàng đầu. "Họ đang thu hút tiền gửi với lãi suất cao hơn mức họ thực sự phải cung cấp, cố gắng cạnh tranh nhiều hơn với các ngân hàng trực tuyến so với các ngân hàng truyền thống", Stephen Biggar, giám đốc nghiên cứu dịch vụ tài chính tại Argus cho biết. "Họ đang tự siết chặt lợi nhuận của mình bằng cách đưa ra loại sản phẩm này".
Trong buổi báo cáo kết quả kinh doanh của Goldman Sachs tuần trước, Giám đốc điều hành David M. Solomon đã nói về thỏa thuận mới với Apple. "Thoả thuận giúp chúng tôi làm sâu sắc thêm mối quan hệ với Apple, khai thác vào hệ sinh thái của Apple và các khách hàng mà chúng tôi phục vụ cùng nhau, những người là chủ thẻ và muốn tận dụng sự dễ dàng của việc chuyển vào tài khoản tiền gửi".
Nhà tư vấn Donovon nói, "Goldman đã rất thông minh, thay vì chi số tiền lớn để tự phát triển thì họ hợp tác với một hệ sinh thái khổng lồ như Apple".
Nguồn: Forbes
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI