Bản chất của thành phần sapphire trên ống kính smartphone là gì?

    M.Đức,  

    Và liệu có thay được sapphire bằng kim cương hay không?

    Trên smartphone thì ngoài cảm biến thu nhận hình ảnh, ta còn có hệ thống ống kính. Nói là 'kính' có lẽ không đúng sự thật, vì đa phần chúng được làm từ nhựa để giảm chi phí. Thế nhưng nhựa rất dẻo và dễ xước, nên người ta thường thêm một lớp kính cứng phía trước để bảo vệ.

    Bản chất của thành phần sapphire trên ống kính smartphone là gì? - Ảnh 1.

    Trong những năm gần đây, một số nhà sản xuất còn thử nghiệm với 'kính sapphire', được quảng cáo là có độ cứng gần được như kim cương. Trong tự nhiên sapphire là một loại đá quý được cấu tạo từ nhôm oxide (α-Al₂O₃), về bản chất thì trong suốt nhưng vì các tạp chất nên thường có màu. Kính sapphire nhân tạo đầu tiên được tạo ra vào năm 1902, bằng cách nung nhôm oxide lên 3,600°F sau đó ép thành 1 tấm mỏng. Nói một cách đơn giản thì sapphire chính là 'nhôm trong suốt'!

    Quá trình tạo sapphire rất tốn tiền, nên tất nhiên sapphire cũng không hề rẻ, nhưng nếu chỉ cắt một tấm nhỏ để bảo vệ ống kính camera smartphone thì cũng không quá đắt. Theo như thí nghiệm của nhiều Youtuber, thì kính sapphire được sử dụng trên một số smartphone (trong đó có iPhone) là loại cán rất mỏng, nên có thể xước ở độ Mohs 6, trong khi sapphire chất lượng cao thì độ 9 mới xước.

    Bản chất của thành phần sapphire trên ống kính smartphone là gì? - Ảnh 2.

    Ta còn có một vật liệu nữa còn cứng hơn: kim cương, vậy ta có thể dùng nó để bảo vệ kính được hay không? Trên thực tế, đã có một vài công ty sản xuất thành phần ống kính (lens element) bằng kim cương để áp dụng vào các ứng dụng la-ze, ngược lại thì rất đắt để dùng ở smartphone. Nhưng điều này là không bất khả thi, cũng có thể một ngày nào đó Apple sẽ ra mắt một iPhone phiên bản siêu đặc biệt chỉ bán giới hạn, dùng cả kim cương cho ống kính camera của nó!

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ