Đi công viên nước để làm gì trong khi có thể chơi những trò mạo hiểm tại bể nước hạt nhân nhỉ? Né tránh phóng xạ, né tránh đạn của bảo vệ, ... tùy bạn chọn.
Bạn biết bơi? Vậy là bạn có thể sống sót trong một bể nước đựng nhiên liệu hạt nhân, nhưng tất nhiên chỉ ở một mức độ nhất định thôi.
Nhiên liệu từ các lò phản ứng hạt nhân có tính phóng xạ cực cao, và nước là vật liệu tuyệt vời trong cả che chắn phóng xạ lẫn làm giảm nhiệt độ lò phản ứng hạt nhân. Những nhiên liệu hạt nhân ấy có thể được lưu trữ dưới đáy một bể nước như vậy nhiều thập kỷ trước khi đủ “trơ” để có thể nhét vào được những hộp chứa khô. Hiện giờ thì chúng ta vẫn chưa tìm được một chỗ để đặt những hộp phóng xạ khô đó. Chắc là phải nghiên cứu một vài năm nữa.
Nhiệt độ không phải là một vấn đề lớn, nước ở trong bể chứa ấm hơn đa số bể bơi, chúng có nhiệt độ trung bình trong khoảng 25 cho tới 35 độ C. Độ phóng xạ cũng không phải là một thành tố đáng lo ngại, khi mà 7 centimet nước là đủ để chia nửa lượng phóng xạ phát ra rồi.
Nhưng đấy chỉ là nước ở bề mặt. Nếu bạn lặn xuống đáy, chạm vào một trong những thùng đựng nhiên liệu và lập tức bơi lên, từng đó cũng đủ để bạn tử vong rồi.
Nhưng ở bên ngoài giới hạn thì chẳng phải lo, bạn có thể bơi đến lúc nào bạn chán thì thôi. Và thậm chí, lượng phóng xạ bạn nhận vào khi ở dưới nước còn thấp hơn lượng phóng xạ bạn nhận vào khi đi bộ trên thành bể.
Dù an toàn nhưng lượng phóng xạ trong nước đã khiến người ta cấm bán loại nước này thành nước đóng chai, thật đáng tiếc khi đây có thể là cơ hội cho một nhãn hiệu nước tăng lực đánh bật mọi loại nước khác, từ Bò Húc hay cho tới Monster.
An toàn, đúng nhưng những thợ lặn bảo trì hệ thống dưới đáy những bể chứa phóng xạ này vẫn phải cẩn thận.
Một ví dụ cụ thể, vào ngày 31 tháng 8 năm 2010, một thợ lặn bảo trì bể tại nhà máy hạt nhân Leibstadt, Thụy Sĩ đã phát hiện một đoạn ống không xác định dưới đáy bể. Anh đã liên lạc với người giám sát và xin chỉ thị. Được hiệu lệnh cho đoạn ống đó vào giỏ và lên, anh chấp hành nhưng không nghe thấy tiếng báo động phóng xạ của anh vang lên do tiếng bọt khí thoát ra từ bộ đồ quá ầm ĩ.
Khi mang được giỏ đó lên tới mặt nước, hệ thống báo động phóng xạ trong nhà máy lập tức vang lên. Giỏ chứa ống phải được thả lại xuống dưới bể và kết quả kiểm tra cho thấy anh đã bị nhiễm xạ, nặng nhất là ở bàn tay anh đã nhặt ống dưới đáy bể.
Cái ống đó đã rụng ra từ năm 2006 và nó đã ngủ im lìm dưới đáy bể 4 năm trời mà không ai biết, cho đến khi có người lặn xuống kiểm tra.
Nó nhiễm xạ nặng tới mức nếu anh chàng thợ lặn kia cho vào thắt lưng đa dụng hay vào lúi đeo sau lưng, có lẽ anh đã tử vong rồi. Nhưng một phần nữa là chính nước xung quanh cơ thể đã bảo vệ anh khỏi nhiễm xạ nặng.
Vậy kết luận lại là, bạn có thể bơi trong một bể chứa nhiên liệu phóng xạ, nhưng đừng có lặn xuống đáy hoặc táy máy nhặt nhạnh bất kì cái gì lên.
Để cho chắc chắn, vấn đề này đã được đem ra hỏi một nhà nghiên cứu hạt nhân, rằng ý kiến của anh ta thế nào nếu có người một người bơi ở trong bể nước chứa hạt nhân tại trung tâm của anh.
“Ở bể nước của chúng tôi à?”, anh chuyên gia nghĩ ngợi một lúc rồi trả lời: “Bạn sẽ chết rất nhanh, thậm chí trước cả khi chạm được xuống nước, bởi lúc đó bảo vệ đã mang súng ra xử lý xong bạn rồi”.
Tham khảo xkcd
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín