Bạn phải trả cho trang web này 1 USD để xem có bao nhiêu người cũng bị dụ dỗ giống như bạn

    Dink,  

    "Đã bao nhiêu người trả 1 USD để xem bao nhiêu người đã trả 1 USD?"

    Có vô vàn cách để xin tiền từ người lạ trên mạng, và có vẻ là phương pháp gọi vốn thường thấy như Kickstarter, GoFundMe hay Patreon đã cũ mèm rồi. Trang web này đánh thẳng vào trí tò mò của bạn, và có lẽ nó rất thành công.

    "Đã bao nhiêu người trả một dollar để xem bao nhiêu người đã trả một dollar?" quả là một cái bẫy chết ... tiền. Được tạo ra bởi nhà phát triển phần mềm Johan McCubbin, cái bẫy này sẽ yêu cầu bạn xòe ra một dollar để biết chính xác xem trên đời này, đã bao nhiêu người tò mò cũng đã xòe ra một dollar để thỏa mãn trí tò mò.

    "Có những ý tưởng đơn giản đến ngốc nghếch nhưng lại có khả năng sinh lợi lớn", McClubbin nói với phóng viên Motherboard. Anh nói rằng cảm hứng để anh tạo nên trang web quái quỷ này là "Trang chủ trị giá triệu dollar" của hồi năm 2005. Tại đó, nó được treo giá 1 USD với mỗi một pixel của trang web ấy. "Tôi cảm thấy ý tưởng ‘chẳng bán ra cái gì nhưng lại vẫn thu về được chút gì đó’ rất thú vị".

    "Có khoảng thời gian chẳng ai trả đồng nào, kéo dài khoảng một tuần gì đó, rồi một ngày nó được chia sẻ trên mạng xã hội nào đấy và nổ bùm!". Thỉnh thoảng có người nhắn tin cho anh xin hoàn lại tiền, anh sẽ trả lại tiền khi mà đã xảy ra lỗi xử lý hay lỗi hệ thống nào khác. "Còn không thì, bạn đã trả tiền cho đúng thứ mà tôi đã quảng cáo". Thế thì có lý nào mà đòi lại tiền?

    Tôi tò mò chui vào thử trang web trên và nhận được dòng thông báo này:

     Lỗi ứng dụng. Hay đơn giản là anh McClubbin kiếm được bộn tiền rồi nên thôi, cho trang web dừng hoạt động?

    Lỗi ứng dụng. Hay đơn giản là anh McClubbin kiếm được bộn tiền rồi nên thôi, cho trang web dừng hoạt động?

    Cũng may mắn thật. Nếu mà nó thực sự hoạt động, có lẽ tôi sẽ để cho trí tò mò chiếm hữu lấy cơ thể này, và dâng ngay cho anh Johan McClubbin 1 USD quý giá. Biết làm sao được! Thiên tài Albert Einstein đã dạy như thế này: "Điều quan trọng là không bao giờ được ngừng đặt câu hỏi; trí tò mò có lý do của riêng nó để mà tồn tại".

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày