Bàn phím "bướm" trên MacBook Pro mới có tỉ lệ hư hỏng cao gấp đôi so với các đời cũ
Bàn phím trên các máy MacBook Pro mới sử dụng lẫy phím hình cánh bướm nổi tiếng vì...dễ hỏng nếu bụi bẩn lọt xuống dưới các nút bấm.
Apple chuyển từ bàn phím thường sang loại bàn phím mới với lẫy hình cánh bướm từ chiếc MacBook Pro năm 2016 nhằm giúp bàn phím máy trở nên mỏng hơn.
Thế nhưng theo số liệu thu thập được từ dịch vụ chăm sóc khách hàng Apple Genius Bar và từ các cửa hàng sửa chữa bên thứ ba được Apple cấp phép, thì tỉ lệ hỏng hóc của loại bàn phím "bướm" mới này cao gấp dôi so với loại bàn phím chuẩn trên các đời MacBook Pro cũ hơn.
Cụ thể, mẫu MacBook Pro 2014 được mang đi bảo hành chính hãng 2.120 lần, với 118 lần liên quan đến bàn phím. Mẫu MacBook Pro 2015, các số liệu lần lượt là 1.904 lần bảo hành với 114 lần liên quan bàn phím. Đến mẫu MacBook Pro 2016, tức mẫu đầu tiên được Apple chuyển sang loại bàn phím "bướm", thì trong số 1.402 lần bảo hành có đến 165 lần liên quan đến bàn phím, không tính các vấn đề liên quan đến Touch Bar. Có nghĩa là trong khi tỉ lệ hư hỏng bàn phím đối với đời máy 2014 là 5,6%, đời 2015 là 6%, thì đến đời 2016 đã tăng vọt lên 11,8%. Số liệu năm 2017 vẫn chưa đầy đủ, nhưng chỉ riêng nửa đầu năm này, đã có đến 94 trường hợp lỗi bàn phím trong số 1.161 lần bảo hành.
Lẫy "bướm" trên MacBook Pro 2016 so với lẫy "kéo" trên các đời máy trước đó
Tỉ lệ hư hỏng cao gấp đôi này đã đáng để chú ý, nhưng quan trọng hơn, tỉ lệ tái hư hỏng ngày càng tăng cho thấy thiết kế của Apple có lẽ đóng một vai trò quan trọng dẫn đến sự thất bại của loại bàn phím mới này. Trong số 118 lần sửa chữa bàn phím của mẫu 2014, 8 trường hợp phải mang đi sửa lần thứ hai chỉ trong vòng 90 ngày. Đối với mẫu 2014, con số này là 6 trường hợp. Đối với cả hai mẫu máy đều không có trường hợp nào phải sửa tiếp lần thứ 3.
Sau khi được thiết kế lại vào năm 2016, có đến 51 trường hợp bàn phím phải sửa chữa lại lần 2, trong đó có đến 10 trường hợp phải sửa lần 3 trong 90 ngày. Mẫu 2017 có 17 trường hợp phải sửa chữa lần 2 và 3 trường hợp phải sửa lần 3.
Và cơ chế bàn phím trên các mẫu MacBook Pro 2016 và 2017 cũng khiến chi phí sửa chữa cực kỳ tốn kém. Nếu các phím bị hỏng, bạn sẽ phải cắn răng thay "cả cụm" - tức cả bàn phím, pin, vỏ máy và các cổng Thunderbolt 3. Nếu xui xẻo hết hạn bảo hành, chỉ riêng thay bàn phím sẽ khiến bạn phải "móc hầu bao" một khoản phí 700 USD, trong khi chi phí sửa chữa chính hãng trên các mẫu 2014 và 2015 chỉ 400 USD.
"Chúng tôi không rõ có bao nhiêu trường hợp hỏng GPU trên các mẫu MacBook Pro 2011 đến 2013 đã khiến Apple phải ra tay, cũng như điều gì đã buộc hãng phải kéo dài chương trình sửa lớp chóng loá. Nhưng tỉ lệ hỏng bàn phím cao gấp đôi chỉ sau một năm ra mắt MacBook Pro 2016 đúng là một quả bom nổ chậm đối với mọi người dùng, và ai mà cần biết lý do tại sao" - trang tin Apple Insider nói.
Với việc bàn phím "bướm" mới dễ bị lỗi hơn và tốn kém hơn khi sửa chữa, có lẽ bạn nên xem xét các loại laptop khác khi có ý định sắm laptop thay cho MacBook và MacBook Pro.
Tham khảo: DigitalTrends
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời