Trong thị trường tiền mã hóa biến động, giá của 1 kg chuối có lẽ sẽ là ổn định nhất.
- TON - đồng tiền mã hóa của Telegram, được dự báo là ICO lớn nhất trong lịch sử có gì ưu việt hơn cả Bitcoin hay Ethereum?
- Hàn Quốc bắt đầu đánh thuế 24,2% đối với các sàn giao dịch tiền mã hóa
- TRON - TRX: Minh chứng cho sự đáng sợ của thị trường tiền mã hóa
- Đội bóng rổ của tỷ phú Mark Cuban sẽ cho phép fan mua vé bằng tiền mã hóa trong năm tới
- Nền tảng cho vay tiền mã hóa Bitconnect dừng hoạt động, giá trị sụt giảm 10 lần
Trong cơn bão tiền mã hóa này, đủ các đồng tiền mới mọc lên như nấm sau mưa. Mỗi đồng có một loại trị giá khác nhau: "không phẩy mấy bitcoin", "không phẩy mấy USD", ... là những giá trị thường thấy. Chắc chắn không đồng nào vượt mặt được độ "chuối" của Bananacoin, khi giá trị của nó vừa tròn ... 1 kg chuối.
Theo ngôn ngữ của lập trình viên, thì Bananacoin là "một token dựa trên Ethereum, được định giá bằng giá xuất khẩu của một kilogram chuối". Dù là về cơ bản, nó lại là một đồng tiền mã hóa nữa được đưa vào danh sách vốn đã dài, ta vẫn nên để mắt tới nó.
Theo như Financial Express giải thích, thì mỗi một đồng Bananacoin là một token ảo "có hình hài của một bản hợp đồng mua những hàng hóa sẽ được thực hiện trong tương lai". Mỗi một đồng Bananacoin thực sự có giá trị thực, giá trị của một cân chuối được bán tại một đồn điền chuối rộng lớn tại nước Lào.
Đội ngũ đứng đằng sau Bananacoin là hai nhà đầu tư người Nga và một nhà nông học người Thái, đã hợp tác sản xuất chuooist ại Viêng Chăn, Lào trong suốt 3 năm qua. Họ mong muốn khoản đầu tư Bananacoin sẽ sớm nở rộ để họ có thể mở rộng đồn điền chuối của mình, hiện tại là 100 héc-ta, lên khoảng 360 héc-ta trong vòng 18 tháng tới. Đây là dự án kết hợp mồ hôi, nước mắt, tiền mã hóa và chút vitamin "chuối".
Họ nên tự hào về khoản đầu tư nãy cũng như tự tin vào tương lai của nó: bán chuối lãi lắm, nhất là tại thị trường Trung Quốc. Như một nhà phân tích tiền mã hóa đã nói: "Rất đáng ngạc nhiên rằng chuối lại là một khoản đầu tư cực kỳ hiệu quả. Trong 7 năm qua, giá quốc tế của một kilogram chuối đã tăng từ 4 cho tới 10% mỗi năm, trồng chuối là một khoản đầu tư khá ổn định".
Giá trị của đồng Bananacoin được liên kết chặt chẽ với giá tiền một 1kg chuối.
Giống chuối mà dự án trên đang bán chính là chuối ngự, có một cái tên tiếng Anh rất kêu là "lady finger – ngón tay quý bà". Bản thân nó cũng đặc biệt: giống chuối ngự này không giống chuối tiêu – chuối Cavendish. Chuối tiêu có lẽ là thứ chuối thịnh hành nhất trên Trái Đất, từng chiếm tới 47% tổng sản lượng toàn cầu trong giai đoạn 1998-2000. Một vài báo cáo viết rằng chuối tiêu chiếm tới 99% lượng chuối nhập vào "các nước phương Tây".
Chuối ngự.
Tuy nhiên, chúng có một điểm yếu chết người, một loài nấm gây bệnh Panama. Đây là thứ bệnh có thể hủy diệt toàn bộ ngành chuối. Trong quá khứ, thứ bệnh này cũng đã từng gây ra thảm họa.
Đầu những năm 1900, toàn bộ ngành công nghiệp chuối sống dựa vào giống Gros Michel hay còn gọi là "Big Mike". Hàng loạt đồn điền trồng thứ chuối thơm ngon này.
Chuối Gros Michel, với giá bán trên Amazon tận 136 USD - 3.088.628 VNĐ/nải.
Vào giữa thế kỷ 20, Big Mike gần như bị tuyệt chủng vì chứng bệnh Panama. Người ta lo sợ tìm kiếm một giải pháp thay thế, người ta tìm tới chuối tiêu, thứ hoa quả được cho là chống được bệnh Panama. Đáng buồn là điều đó không có thật.
Quay về thời điểm hiện tại của đồng tiền mã hóa Bananacoin, những người chủ đồn điền tại Lào khẳng định rằng số chuối của mình đều được cách ly hoàn toàn khỏi những trang trại khác, vì thế nó sẽ không bị tiếp xúc với tác nhân gây bệnh Panama hay bất cứ thứ bệnh nào khác.
Khoản đầu tư của Bananacoin đã gặt hái được những "nải" đầu tiên: họ đã bán ra được khoảng 3,4 triệu token Bananacoin, với giá hiện tại là 0,5 USD/coin. Hiện tại có thể mua Bananacoin với Bitcoin, Ethereum hay chuyển khoản trực tiếp.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"