Bằng việc vung tiền cho công nghệ, Trung Quốc đang tạo ra một mô hình phát triển chuỗi sản xuất chưa từng có trong lý thuyết kinh tế hiện đại

    A.B, Theo Thời Đại 

    Cứ nhìn cách Trung Quốc đang xâm chiếm chiếc tivi nhà bạn là thấy rõ điều này.

    Năm 2009, chiếc tivi Sony Bravia được quảng cáo là "Made in China" nhưng trên thực tế phần lớn bộ phận của chúng được làm bởi những công ty không đến từ Trung Quốc.

    Năm 2017, một trong những dòng tivi bán chạy nhất là TCL S-Series được sản xuất phần lớn bởi những bộ phận từ các nhà máy thuộc công ty Trung Quốc.

    Trung Quốc ngày nay đang sản xuất ngày càng nhiều thiết bị công nghệ cao với năng suất và sản lượng lớn chưa từng có, biến nơi đây thành nền kinh tế số 2 thế giới chỉ trong vài thập niên kể từ sau cải cách mở cửa. Từ vị thế bị các chuyên gia kinh tế nước ngoài coi thường, giờ đây Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế mà không một quốc gia nào có thể phớt lờ.

    Không dừng lại ở đó, chính quyền Bắc Kinh còn muốn tiến xa hơn nữa bằng cách nâng cao các nhà máy của họ trong chuỗi giá trị sản xuất, tạo nên một công xưởng sản phẩm kỹ thuật cao để áp đặt luật chơi cho toàn cầu.

    Bằng việc vung tiền cho công nghệ, Trung Quốc đang tạo ra một mô hình phát triển chuỗi sản xuất chưa từng có trong lý thuyết kinh tế hiện đại - Ảnh 1.
    Bằng việc vung tiền cho công nghệ, Trung Quốc đang tạo ra một mô hình phát triển chuỗi sản xuất chưa từng có trong lý thuyết kinh tế hiện đại - Ảnh 2.

    Những thành phần được sản xuất bởi công ty Trung Quốc (đỏ) và không phải (trắng)

    Câu chuyện không đơn giản chỉ là tăng trưởng

    Tăng trưởng chỉ là một vấn đề trong chiến lược của Trung Quốc. An ninh quốc gia và lòng tự tôn dân tộc cũng là những nguyên nhân khiến chính quyền Bắc Kinh muốn vươn lên trong chuỗi sản xuất toàn cầu.

    Trung Quốc hiện nay muốn thống trị trong cả những lĩnh vực công nghệ tiên phong mà các tập đoàn lớn như Apple hay Qualcomm đang hoạt động. Dù chưa đứng đầu thế giới về công nghệ cao nhưng với lượng tiền khổng lồ đổ vào trí tuệ nhân tạo, điện tử đám mây, robot… chính quyền Bắc Kinh đang khiến nhiều nước phải dè chừng. Đó là chưa kể việc quốc gia này vung tiền mua hàng loạt những công ty công nghệ lớn nhằm tận dụng kỹ thuật tiên tiến của họ.

    Điều thú vị là bằng việc vung tiền như vậy, Trung Quốc đang tạo nên một mô hình phát triển chuỗi sản xuất mới chưa từng có.

    Lý thuyết kinh tế học hiện đại đã vạch ra con đường phát triển sản xuất truyền thống của các nước mới nổi là đi từ giá trị thấp lên cao. Ban đầu, các nước đang phát triển sản xuất những mặt hàng kỹ thuật thấp như giày dép, gia công dệt may rồi đến sản xuất thép.

    Tiếp đó họ dịch chuyển lên những sản phẩm kỹ thuật cao hơn như xe hơi, máy tính, điện thoại. Thế rồi những nước đã phát triển mới có đủ nguồn lực cho các sản phẩm bán dẫn, tự động, công nghệ cao…

    Khi các quốc gia này leo dần lên trong chuỗi sản xuất, họ từ bỏ dần những mảng công nghệ thấp cho các nước khác. Đây là điều mà Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đã từng làm.

    Trớ trêu thay, nền kinh tế Trung Quốc lại đang cố sản xuất tất cả chuỗi sản phẩm từ kỹ thuật thấp đến cao. Năm 2000, thị trường này là công xưởng thế giới cho những mặt hàng cơ bản kỹ thuật thấp như đồ chơi nhựa hay ô dù thì đến năm 2016, Trung Quốc sản xuất cả những mặt hàng đắt tiền hơn như smartphone hay máy tính nhưng vẫn là công xưởng của hàng hóa kỹ thuật thấp, nếu không muốn nói là sản xuất nhiều hơn.

    Bằng việc vung tiền cho công nghệ, Trung Quốc đang tạo ra một mô hình phát triển chuỗi sản xuất chưa từng có trong lý thuyết kinh tế hiện đại - Ảnh 3.

    Tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng của thế giới (tỷ USD) và đóng góp của Trung Quốc (%) năm 2000


    Bằng việc vung tiền cho công nghệ, Trung Quốc đang tạo ra một mô hình phát triển chuỗi sản xuất chưa từng có trong lý thuyết kinh tế hiện đại - Ảnh 4.

    Tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng của thế giới (tỷ USD) và đóng góp của Trung Quốc (%) năm 2016

    Con đường chông gai

    Trung Quốc đang muốn leo lên đỉnh quyền lực của chuỗi sản xuất, nhưng con đường phía trước khá chông gai. Quốc gia này chưa sản xuất hàng loạt được những loại chip công nghệ cao như của Mỹ, các loại xe của họ cũng chỉ nổi tiếng ở trong nước còn các nhà máy kỹ thuật hiện đại thì dựa dẫm quá nhiều vào chuyên gia cũng như kỹ sư nước ngoài.

    Các dòng iPhone và Huawei Mate 10 đều được lắp ráp tại Trung Quốc nhưng phần lớn bộ phận của chúng lại được sản xuất từ nước ngoài.

    Trong một chiếc điện thoại Huawei mà người Trung Quốc vẫn tự hào, thành phần đắt nhất và có công nghệ cao nhất là bảng mạch chủ khi chiếm tơi 52% chi phí. Dù chúng có một bộ xử lý của Trung Quốc nhưng phần lớn các chip đến từ công ty Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

    Mặc dù nhiều công ty trên được cho là chỉ thiết kế và nắm bản quyền công nghệ chip nhưng thuê ngoài (outsource) hoặc đặt nhà máy tại châu Á nhưng kể cả vậy, các công ty Trung Quốc vẫn chưa đủ sức để tự sản xuất phần quan trọng nhất của một chiếc điện thoại.

    Theo các chuyên gia, trừ khi Trung Quốc có thể bắt kịp công nghệ của Mỹ, bằng không họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn vươn lên đỉnh của chuỗi sản xuất.

    Minh chứng rõ ràng nhất là một trong những tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc, hãng ZTE đã gần như phá sản sau khi bị phía Mỹ cấm nhập khẩu các thiết bị từ họ. Cuối cùng đích thân Chủ tịch Tập Cận Bình phải nói chuyện với Tổng thống Trump mới giải quyết được tình hình.

    Bằng việc vung tiền cho công nghệ, Trung Quốc đang tạo ra một mô hình phát triển chuỗi sản xuất chưa từng có trong lý thuyết kinh tế hiện đại - Ảnh 5.

    Bo mạch của smartphone Huawei phần lớn là các chip từ công ty nước ngoài


    Bằng việc vung tiền cho công nghệ, Trung Quốc đang tạo ra một mô hình phát triển chuỗi sản xuất chưa từng có trong lý thuyết kinh tế hiện đại - Ảnh 6.

    Công ty Trung Quốc đóng góp rất nhỏ trong việc hình thành nên một chiếc iPhone hay Huawei

    Lẽ đương nhiên, chính quyền Bắc Kinh hiểu được họ yếu ở mảng nào và đã đầu tư lượng lớn tiền cho sản phẩm công nghệ cao như ô tô điện, sản phẩm bán dẫn, công nghệ smartphone… Điều này thậm chí được ghi rõ trong kế hoạch "Made in China 2025", vốn là tâm điểm chỉ trích của Tổng thống Trump trong cuộc chiến thương mại hiện nay khi cho rằng Trung Quốc đánh cắp bản quyền sở hữu trí tuệ.

    Tồi tệ hơn, cuộc chiến thương mại hiện nay càng làm Trung Quốc ở vào thế yếu trong quá trình vươn lên chuỗi sản xuất của mình. Tuy nhiên, liệu quốc gia này có thức tỉnh để vượt qua khó khăn như từng làm trong cuộc cải cách kinh tế trước đây hay sẽ chìm vào khủng hoảng vẫn còn là câu hỏi khó.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ