Báo cáo khoa học cho thấy viện nghiên cứu Mỹ phát triển được công nghệ tàng hình, có khả năng vô hình khi nhìn từ mọi hướng
Tuy nhiên cần một số điều kiện nhất định, vật thể mới có thể tàng hình thực sự.
- Nhà khoa học từng đoạt giải Nobel xây nên một cái mê cung "tàng hình" để thử thách chuột
- CAPTCHA cũ đã trở thành quá khứ, Google vừa ra mắt CAPTCHA tàng hình, biết bạn là robot hay người mà chẳng cần hỏi câu nào
- Đã có thể làm các vật siêu nhỏ trở nên tàng hình, nhưng với con người thì còn rất lâu
- Những thông tin đầu tiên về "sát thủ tàng hình" B-21 - thế hệ máy bay đánh bom mới nhất của Mỹ
- Trung Quốc tuyên bố phát triển thành công radar phát hiện được cả máy bay tàng hình
Các chuyên gia tại viện tại Viện Nghiên cứu Khoa học Quốc gia INRS vừa đăng tải một báo cáo khoa học rất đáng chú ý trên Optica, nói chi tiết về việc họ đã tới gần hơn trong việc tạo ra công nghệ tàng hình. Thiết bị này của họ có tên là choàng tàng hình quang phổ là thứ đầu tiên có thể biến đổi màu sắc (nói cách khác là tần số) của những sóng ánh sáng tương tác với vật thể, qua đó làm vật thể trở nên vô hình.
"Nghiên cứu của chúng tôi đại diện cho sự đột phá trong ngành nghiên cứu thiết bị tàng hình", tác giả nghiên cứu José Azaña nói trong thông cáo báo chí.
Phân tích chút để biết hệ thống này hoạt động ra sau, và hãy bắt đầu từ ánh sáng. Có một thứ là quang phổ điện từ với nhiều tần số khác nhau, mọi thứ tia – tia X, tia gamma, radar đều nằm trên quang phổ này.
Ta không thể nhìn thấy tia X bởi mắt con người chỉ nhìn được một phần nhỏ của quang phổ điện từ, ta gọi chúng là những tia nhìn thấy được. Quang phổ chia ra thành nhiều phần, ta nhìn chúng dưới dạng các màu sắc khác nhau. Một số nguồn ánh sáng mang nhiều tần số hơn những ánh sáng khác. Ta gọi chúng là nguồn băng thông rộng, ánh sáng Mặt Trời là một trong số đó.
Khi ta nhìn thấy thứ gì đó, thực chất ta đang nhìn thấy tương tác giữa các tần số ánh sáng và vật thể đang đứng trước mắt ta. Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu lên một cái xe màu xanh, cái xe xanh sẽ chỉ phản lại tần số ánh sáng xanh vào mắt ta, cho phép ta nhìn thấy chiếc xe này có màu xanh.
Thiết bị tàng hình của các nhà nghiên cứu INRS lợi dụng tương tác này để hoàn thiện công nghệ của mình. Trong thử nghiệm, họ sử dụng một vật thể chỉ phản lại ánh sáng màu xanh lá cây.
Để khiến cho vật này "vô hình" trong mắt chúng ta, các nhà khoa học sử dụng một lưới lọc đặc biệt để tạm thời xoay chuyển tần số xanh lá cây trong quang phổ sang màu xanh dương. Sau đó dùng một lưới lọc nữa để đưa những tần số ấy về màu xanh lá xuyên sang bên kia của vật thể.
Kết quả cho thấy mắt người không thể nhìn được vật thể này: nó đã vô hình!
Hiện tại, thiết bị này chỉ hoạt động với một hướng nhìn nhất định: ánh mắt người thử nghiệm phải đi theo đường chiếu của ánh sáng, đồng thời phải nhìn qua cái lưới lọc đầu tiên. Tuy nhiên José Azaña khẳng định rằng trên lý thuyết, họ có thể biến một vật thành tàng hình khi nhìn từ mọi hướng.
Trước mắt thì thiết bị này có thể giúp ta đảm bảo việc liên lạc viễn thông được bảo mật, khi mà công nghệ này vẫn đang sử dụng sóng băng thông rộng để truyền dữ liệu. Các công ty truyền thông có thể xoay chuyển một vài tần số tín hiệu trong mạng cáp quang của mình để biến chúng thành tàng hình, ngăn một bên thử ba đọc được dữ liệu.
Ta vẫn còn cách xa công nghệ tàng hình thực thụ, nhưng trước mắt, hãy vui vì hệ thống tàng hình phức tạp này vẫn có thể có ích ngay được, hơn nữa vấn đề bảo mật trong thời đại công nghệ thông tin lại đang rất quan trọng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"