Báo đốm được công nhận là loài mèo lớn thứ ba, trong khi đó hổ Sumatra lại là loài hổ có kích thước nhỏ nhất, chúng chỉ nặng hơn 1/2 khi so sánh với loài hổ Siberia.
- Vì sao loài hà mã lại thích sống dưới nước?
- Tại sao dơi thích ngủ lộn ngược?
- Itacolumite - Tảng đá "ma thuật" có khả năng tự uốn cong
- Các nhà khoa học sử dụng cấy ghép não để chữa bệnh trầm cảm nặng ở phụ nữ
- Bartek Ostalowski - Tay đua thể thao chuyên nghiệp không có cánh tay duy nhất trên thế giới
- Người đàn ông cố gắng kiện vợ sau khi vấp phải đôi giày của cô ấy và bị ngã gãy xương
Báo đốm được công nhận là loài mèo lớn thứ ba. Hổ Siberia là phân loài lớn nhất, chúng nặng gần gấp đôi khi so với con hổ Sumatra. Bởi vậy, khi xét về tương quan trọng lượng và sự to lớn thì báo đốm có thể so sánh với những con hổ thuộc phân loài nhỏ nhất - hổ Sumatra. Một số người nói rằng sức mạnh của báo đốm có thể áp đảo hổ Sumatra, những người khác nói rằng ngay cả những con báo đốm lớn nhất cũng không phải là đối thủ của hổ Sumatra. Vậy giữa hai loài này, loài nào mạnh hơn?
Jaguar, hay còn gọi là báo đốm.
Sự khác biệt về kích thước cơ thể báo đốm cũng rất lớn. Loài báo đốm lớn nhất trên Trái Đất đến từ vùng Llanos, Venezuela và đầm lầy lớn Pantana, Brazil. Con đực thường nặng trung bình hơn 100 kg có những cá thể có thể lên tới 120 kg; con cái nặng trung bình khoảng 70 kg và lớn nhất có thể nặng tới 95 kg. Trong khi đó, báo đốm trong rừng mưa nhiệt đới thì có kích thước nhỏ hơn. Trọng lượng trung bình của con đực trong rừng mưa Amazon là 84 kg và con cái là 53 kg. Ở Trung Mỹ và Peru, báo đốm đực chỉ nặng khoảng 50 kg và con cái nặng 30 - 40 kg, tức là chỉ tương đương với kích thước của một con báo hoa mai.
Do đó, chỉ có báo đốm sống tại vùng đồng bằng lớn mới đủ tiêu chuẩn để thách thức hổ. Phân loài hổ nhỏ nhất đang tồn tại là hổ Sumatra, và hổ Bengal sống trong đầm lầy ngập mặn Sundarbans. Cân nặng của một con đực sẽ rơi vào khoảng 100-150 kg, trung bình hơn 120 kg, và con cái khoảng 70-80 kg, vẫn nặng hơn đáng kể so với báo đốm Venezuela hoặc Pantana.
Hổ sống trong rừng ngập mặn Sundarbans.
Một thước đo khác về kích thước cơ thể là kích thước của hộp sọ. Chiều dài đầy đủ của hộp sọ của một con báo đốm đực Pantana là 29,6 - 30,2 cm và chiều rộng tối đa của hộp sọ là 19,5-20,7 cm. Tổng chiều dài của hộp sọ hổ Sumatra đực trung bình là 31,6 cm và chiều rộng hợp tử là 21,7 cm. Có thể thấy, cả về trọng lượng và hộp sọ, Hổ Sumatra đều lớn hơn báo đốm.
Nếu tính cả phân loài hổ đã tuyệt chủng, hổ Bali có kích thước tương đồng với báo đốm thì hộp sọ của nó có chiều dài trung bình là 30,2 cm và má của nó có chiều rộng là 21 cm, vẫn lớn hơn 1 chút so với báo đốm Pantana.
Hổ Bali, tuyệt chủng năm 1930.
Một đặc điểm khác biệt của hổ là răng nanh của chúng rất dài, rõ ràng là dài hơn các loài mèo lớn khác về tỷ lệ. Răng nanh của hổ cái Bali và Sumatra dài khoảng 4 cm (phần lộ ra ngoài), và con đực có thể đạt khoảng 5 cm. Ở hổ Siberia và hổ Bengal lớn, chiều dài răng nanh trên hổ đực trung bình có thể vượt quá 6 cm, đây là những chiếc răng nanh dài nhất trong các loài ăn thịt hiện có.
Răng nanh của báo đốm ở miền nam Mexico (một trông những loài báo đốm nhỏ nhất) chỉ dài khoảng 3,4 cm, và răng nanh của phân loài báo đốm lớn nhất ước tính cũng chỉ dài hơn 4 cm, bởi vậy vẫn còn một khoảng cách lớn giữa hai loài này khi so sánh ở những con đực.
Răng nanh của hổ là loại răng phát triển nhất trong các loài ăn thịt hiện nay.
Theo tính toán của nhóm nghiên cứu Wore vào năm 2004, lực cắn của những con báo đốm nặng 83 kg là 1014N và thương số lực cắn là 137 (lưu ý: thương số lực cắn càng cao thì lực cắn càng lớn dưới cùng một kích thước cơ thể). Lực cắn của hổ là 1525N và thương số của lực cắn là 127. Sau đó họ đã tiến hành một phép tính khác vào năm 2006. Lực cắn của một con báo đốm nặng 86 kg là 1109N, thương số cắn là 121, và lực cắn của một con hổ nặng 159 kg là 1060N và thương số cắn là 108.
Do có sự chênh lệch lớn về kích thước cơ thể nên giá trị cắn tuyệt đối về lực cắn của báo đốm Mỹ thường không thể so sánh với hổ Siberi và hổ Bengal, nhưng so với lực cắn của hổ Sumatra và hổ Bali có kích thước tương đương thì chúng lại mạnh hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa hổ và báo đốm không phải là sự khác biệt về giá trị lực cắn mà là sự khác biệt về thành phần lực cắn. Động vật ăn thịt chủ yếu có hai cơ nhai: cơ thái dương gắn với vòm xương (xương lồi của má), và cơ tạo khối gắn với mào sagittal (xương cột sống nằm tại đường trên cùng của hộp sọ). Các cơ thái dương chủ yếu tác dụng lực khi miệng đóng lại, và các cơ tạo khối tiếp tục hoạt động sau khi miệng đã đóng lại.
Cả hổ và báo đốm đều có cơ thái dương phát triển nhưng chúng lại có sự khác biệt về mức độ. Học giả người Đan Mạch Christianen đã so sánh sức mạnh cơ thái dương và cơ tạo khối của hổ và báo đốm, và nhận thấy sức mạnh cơ thái dương của báo đốm lớn gấp 3,5 lần cơ tạo khối, trong khi hổ chỉ mạnh gấp đôi. Điều này cho thấy báo đốm có sức mạnh rất lớn trong việc cắn xé. Do đó, báo đốm thích kết liễu con mồi một cách chớp nhoáng, trong khi hổ thích giết con mồi bằng cách khóa và cắn vào cổ để chúng chết từ từ.
Góc của hàm trên và hàm dưới khi hổ mở miệng là 62 độ và của báo đốm là 67 độ. Miệng của báo đốm càng to thì xác suất cắn đối thủ càng lớn. Do đó, chúng có lợi thế riêng về hiệu ứng cắn. Hổ có răng nanh dài hơn và độ xuyên thấu lớn hơn, nên chúng dễ gây thủng xương đối phương. Sau cú đớp, hổ sẽ là loài có lợi thế hơn. Do cơ bắp của hổ phát triển hơn nên lực cắn mạnh hơn.
Hổ và báo đốm đều có thế mạnh riêng về sức mạnh cơ trước, tuy nhiên hổ có cơ bắp phát triển hơn và báo đốm có lợi thế về cơ mạnh hơn. Về tính linh hoạt, hổ có khớp xương rộng hơn nên chiếm ưu thế, trong khi báo đốm có xương chi dày hơn, không dễ bị tổn thương hoặc gãy trong khi chiến đấu.
Trên thức tế, khi so sánh hai loài này với nhau khá là khập khiễng bởi chúng không thể gặp nhau trong thế giới tự nhiên. Hổ thống trị ở Đông Á, trong khi đó môi trường sống của báo đốm là Châu Mỹ. Chúng ta chỉ có thể thấy được sức mạnh thực sự của chúng qua những cuộc săn mồi.\
Nói chung, hổ là loài giỏi hơn trong việc săn đuổi những loài động vật có vú lớn, trong khi đó báo đốm lại giỏi hơn trong việc săn và giết các loài bò sát lớn. Con mồi lớn của hổ có thể bao gồm bò rừng chân trắng, voi Châu Á và tê giác Ấn Độ trưởng thành. Con mồi khó nhằn của báo đốm Mỹ là những con cá sấu caiman đen dài 3,8 mét và anaconda xanh dài 5,2 mét.
Bởi vậy, có thể nói báo đốm và hổ đều có thể mạnh riêng, tuy nhiên báo đốm khó có thể chiến thắng được hổ, ngay cả khi chúng chiến đấu với loài hổ nhỏ nhất hiện có - hổ Sumatra. Dù báo đốm có lực cắn mạnh hơn, xướng cứng và dày hơn, nhưng điểm yếu của chúng lại đến từ thể hình và sự kém linh hoạt khi so với hổ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Hai nhà khoa học giành giải Nobel Y học 2024 vì khám phá ra microRNA
Nghiên cứu của Ambros và Ruvkun có ý nghĩa rất lớn với việc tìm ra phương pháp điều trị nhiều căn bệnh, bao gồm cả ung thư.
Bị Mỹ cấm vận, người Nga bất ngờ có trên tay sản phẩm chưa ra mắt của Apple