Báo Singapore tiết lộ sốc về Lazada: Cấm những nhân viên vừa bị sa thải làm việc cho Shopee, Grab, TikTok, ràng buộc bằng ‘tờ giấy hẹn’ mất giá
Tờ Channel News Asia (CNA) cho hay các nhân viên trong diện sa thải của Lazada hiện đang khá bức xúc do không được chuyển sang làm cho Shopee, Grab, Tiktok... vì dính ràng buộc điều khoản không thể làm việc cho đối thủ trong hợp đồng lao động.
- Nguy cơ thâu tóm Lazada trở thành sai lầm 7 tỷ USD của Alibaba: Sau 8 năm vẫn thua Shopee, 'mở bát' 2024 bằng tin sa thải gây hoang mang
- Báo Singapore hé lộ sự hỗn loạn bên trong văn phòng Lazada: Nhân viên bật khóc, các phòng họp được đặt kín để báo tin sa thải, nhiều bộ phận nay chỉ còn 4,5 người
- Giữa bão sa thải tại Lazada, hot lại chuyện Jack Ma khóc sau khi đích thân tới 1 công ty con thông báo về việc cắt giảm nhân sự
- Báo Singapore: Lazada gặp biến lớn, sắp sa thải Giám đốc marketing 6 nước
- "Ngập trong tiền", vì đâu Lazada vẫn phải sa thải ồ ạt nhân sự ngay đầu năm 2024, lãnh đạo cao nhất cũng đầu quân cho đối thủ?
Cụ thể, tờ CNA cho biết ngoài các đối thủ chính như Sea (Shopee), Grab, Tiktok và Goto thì danh sách không được chuyển sang làm việc sau khi bị sa thải của Lazada còn có các hãng bán lẻ như NTUC FairPrice, Giant hay Amazon. Ngoài ra, những công ty trong mảng logistic cũng thuộc danh sách này như J&T, SF, Kerry và NinjaVan.
Nếu vi phạm các điều khoản này thì những cựu nhân viên của Lazada sẽ bị hủy bỏ toàn bộ số cổ phiếu thưởng từ trước đến nay.
Trong khi đó, những nhân viên bị sa thải sẽ chỉ được nhận số tiền hỗ trợ là mức lương 2 tuần cho mỗi năm làm việc. Còn số cổ phiếu thưởng thì không được giao dịch, chưa sinh ra lợi nhuận cho đến khi hãng phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Những "tờ giấy hẹn" mất giá?
Thông thường những cổ phiếu thưởng theo diện hạn chế (RSU) này là những phần tương đương tiền thưởng nhưng bằng cổ phiếu cho các nhân viên kinh doanh tốt.
Tuy nhiên chúng sẽ đi kèm với các điều kiện ràng buộc và trong trường hợp của Lazada là quy định không được chuyển sang làm cho công ty đối thủ sau khi bị sa thải.
Các cổ phiếu thưởng của Lazada được gửi trong quỹ tín thác của hãng nên nếu cựu nhân viên vi phạm thỏa thuận, chuyển sang làm việc cho danh sách các hãng đối thủ thì toàn bộ số cổ phiếu thưởng từ trước đến nay của họ sẽ bị hủy bỏ.
Khi các nhân viên hỏi liệu công ty có mua lại cổ phiếu thưởng này không thì được Lazada trả lời là phải đợi đến khi hãng IPO thì mới có khả năng này.
Theo CNA, vì Lazada chưa có lợi nhuận trong kinh doanh nên những cổ phiếu thưởng này cũng chẳng có cổ tức, đồng thời không thể giao dịch kiếm lợi nhuận trên sàn chứng khoán do chưa IPO.
Hậu quả là những cổ phiếu này trở thành "tờ giấy hẹn" cho các nhân viên về một khoản lợi nhuận chẳng biết bao giờ có trong tương lai.
Trên thực tế việc đưa cổ phiếu thưởng thay vì trả thưởng bằng tiền mặt không có gì lạ. Chính Elon Musk cũng áp dụng cách này trong Tesla, SpaceX hay mới đây nhất là Twitter-X để kích thích nhân viên làm việc mà không cần tốn quá nhiều tiền thưởng. Nói cho cùng thì các cổ phiếu cũng chỉ là "tờ giấy hẹn" lợi ích cho tương lai.
Tuy nhiên trong khi Tesla kinh doanh có lãi và cổ phiếu thưởng được hiện thực hóa lợi nhuận thì tình hình của Lazada lại khá bết bát.
Cựu giám đốc Timothy (Nhân vật đã được đổi tên) của Lazada, người làm việc đến 4 năm và bất ngờ nhận tin sẽ bị chính thức cho thôi việc ngày 15/1/2024 mới đây đã phải ngậm ngùi thừa nhận giá trị số cổ phiếu thưởng của mình đang giảm nghiêm trọng.
"Công ty không cho chúng tôi bán lại số cổ phiếu này, mà cũng chẳng có giao dịch hay tính thanh khoản nào. Hậu quả là chúng tôi vẫn phải trả thuế cho số cổ phiếu đó dù chúng chưa sinh ra đồng lợi nhuận nào. Thế rồi những cổ phiếu này vẫn nằm trong quỹ tín thác của Lazada hay Alibaba và được dùng làm cơ sở đe dọa cựu nhân viên không được chuyển sang hãng đối thủ", anh Timothy nói.
"Cách họ sa thải nhân viên khá đáng thất vọng. Tôi không cho rằng Lazada đang đối xử với người lao động một cách thỏa đáng", anh Timothy bổ sung.
Đồng quan điểm với Timothy là anh Russell, cựu nhân viên Lazada bị đuổi việc năm 2023 khi vẫn còn 17.000 USD dưới dạng cổ phiếu thưởng theo hợp đồng.
"Đây quả là một sự xúc phạm. Chúng tôi làm việc không biết mệt cho công ty, thậm chí làm thêm giờ miễn phí chỉ vì tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Thế rồi họ cho chúng tôi ra đi với một gói cổ phiếu thưởng tệ hại như vậy", anh Russell bức xúc.
Đòn hiểm
Theo CNA, cổ phiếu thưởng thường được dùng như một công cụ của doanh nghiệp nhằm cổ vũ tinh thần lao động của nhân viên mà không cần có quá nhiều tài chính. Sự phát triển của doanh nghiệp dẫn đến IPO thành công sẽ làm gia tăng giá trị cổ phiếu thường, qua đó đem lại lợi ích cho cả công ty lẫn người lao động.
Một số trường hợp thành công điển hình là Tesla hay mới đây nhất là Nvidia.
Hãng tin Business Insider (BI) cho hay rất nhiều nhân viên Nvidia đã giàu nhanh chỉ sau vài năm khi giá cổ phiếu hãng này tăng đến 1.200% chỉ trong 5 năm. Các ước tính cho thấy một quản lý tầm trung của Nvidia cũng dễ dàng kiếm được 1 triệu USD/năm nhờ các gói cổ phiếu thưởng, vốn đã tăng giá đến 230% trong năm vừa qua.
Quay trở lại câu chuyện, phó giám đốc điều hành Darren Tan của hãng luật Invuctus Law cho hay các doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải mua lại cổ phiếu thưởng nếu không có hợp đồng ràng buộc trước đó. Bởi vậy những khoản thưởng khổng lồ bằng cổ phiếu của các cựu nhân viên Lazada sẽ trở thành sự ràng buộc nếu họ không muốn mất số tiền này.
Đồng quan điểm, chuyên gia Chooi Jing Yen của Eugene Thuraiseam cho biết việc Lazada không mua lại số cổ phiếu thưởng của nhân viên là điều dễ hiểu vì chính bản thân công ty đang phải sa thải hàng loạt vì gặp vấn đề về thanh khoản.
"Công ty sẽ không muốn tốn dòng tiền quá mức để giữ sự thanh khoản. Bởi vậy các cựu nhân viên phải tự tìm cách giữ số cổ phiếu thưởng đó để tìm cách hiện thực hóa lợi nhuận sau này", ông Chooi nói.
Việc sử dụng những cổ phiếu thưởng như một sự ràng buộc này bị nhiều chuyên gia đánh giá là một đòn hiểm của doanh nghiệp khi sa thải lao động hàng loạt.
Vô đạo đức
Sau thông tin Lazada sa thải hàng loạt, Công đoàn lao động ngành thực phẩm và đồ uống Singapore (FDAWU) đã bày tỏ sự thất vọng, đồng thời khẳng định động thái này của công ty là "không thể chấp nhận được".
Đồng quan điểm, chuyên gia nhân sự 10 năm kinh nghiệm Ian Liew trả lời CNA rằng việc sa thải bất ngờ hàng loạt mà không cho chuyển sang các hãng cùng ngành là một sự bất công và phi đạo đức.
"Lazada chấm dứt hợp đồng với nhiều lao động vì dư thừa nhân lực, nhưng hãng lại không cho cựu nhân viên cơ hội tìm việc trong cùng ngành bằng cách hạn chế sự lựa chọn của họ. Điều này quá bất công và vô đạo đức. Tôi không nghĩ họ đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc sa thải hàng loạt lao động như thế này. Kịch bản diễn ra với vô số vấn đề phát sinh và lý do sa thải thì quá mơ hồ", ông Liew cho hay.
Cũng theo chuyên gia này, việc đưa ra một thông báo ngắn và bồi thường nhân viên thay cho thông báo sớm trước khi sa thải là không trái với luật pháp, nhưng động thái này thường bị cho là vô đạo đức.
"Lazada thực sự không quan tâm đến cảm xúc của nhân viên", ông Liew đánh giá.
Tờ CNA cho biết rất nhiều lao động Lazada đã khóc lóc và bối rối trước thông tin sa thải bất ngờ.
*Nguồn: CNA
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập