Bên trong chiếc khí cầu lớn nhất thế giới với sàn bằng kính, chuyên chở giới siêu giàu
Chiếc khí cầu lớn nhất thế giới vừa công bố những hình ảnh về nội thất bên trong của nó. Và chúng sang trọng đến mức khó tin!
Đó có phải là một con chim không? Hay là một chiếc máy bay? Không, đó là một chiếc khí cầu lai!
Chiếc khí cầu lớn nhất thế giới vừa hé lộ nội thất của nó tại triển lãm hàng không Farnborough vào tuần trước - và không có từ ngữ nào để miêu tả về độ "chất" của nó cả!
Được đặt biệt danh là "Mông bay" vì tạo hình giống mông của nó, Airlander 10 là một phương tiện bay kết hợp giữa máy bay - khí cầu - trực thăng, được chế tạo bởi công ty Hybrid Air Vehicles (HAV). Nó có trị giá lên đến 25 triệu bảng (tương đương 33 triệu USD), dài 92 mét - tức hơn khoảng 18 mét so với Airbus A380, máy bay chở khách lớn nhất thế giới với chiều dài gần 73 mét.
Công ty HAV dự kiến sẽ chở tối đa 19 hành khách trong chuyến du ngoạn ba ngày trên chiếc Airlander 10, và có vẻ những vị khách đại gia này sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời không ngờ tới trên tàu bay.
Nội thất của khí cầu được phối hợp thiết kế bởi Design Q, một văn phòng tư vấn thiết kế có trụ sở tại Vương quốc Anh.
Airlander 10 có các phòng ngủ sang trọng với phòng tắm riêng, một "quầy bar giữa trời" và khu vực tiếp khách rộng rãi.
Điểm đặc trưng thú vị nhất của thiết kế nội thất là sàn kính, cho phép hành khách tận hưởng quang cảnh bầu trời rộng lớn từ độ cao gần 5km so với mực nước biển.
Dù lớn hơn chiếc A380, nhưng chắc chắn không nhanh bằng: tốc độ tối đa của Airlander chỉ đạt 147 km/h so với tốc độ bay liên tục của A380 là 901 km/h.
Tuy nhiên, Airlander không được sử dụng để đi đến nơi một cách nhanh chóng. Thay vào đó, chiếc khí cầu sang trọng này được thiết kế để làm sống lại niềm vui trong những chuyến bay như là một trải nghiệm hơn là một phương tiện giao thông.
Stephen McGlennan, CEO của HAV, phát biểu trong một thông cáo báo chí: "Airlander thách thức mọi người suy nghĩ lại về bầu trời - đó là động lực đằng sau tất cả những gì chúng tôi thực hiện".
"Du lịch hàng không đã quá phổ biến đến nỗi người ta chỉ quan tấm đến việc di chuyển từ A đến B càng nhanh càng tốt. Những thứ chúng tôi đang hướng đến ở đây là cách biến cuộc hành trình thành niềm vui".
Tuy nhiên, những chuyến bay của chiếc khí cầu lớn nhất thế giới này không phải lúc nào cũng trơn tru.
Năm 2016, chiếc khí cầu khổng lồ đâm vào một cột điện báo và cắm đầu xuống đất trên chuyến bay thử nghiệm thứ hai.
Vào năm 2017, Airlander 10 tan nát trước khi cất cánh chưa đầy 24 giờ sau chuyến bay thử nghiệm thành công. Hai người bị thương nhẹ.
Một phần gãy nát của chiếc tàu bay Airlander 10 được trông thấy ở Bedfordshire
Chiếc khí cầu khổng lồ hiện đã hoàn thành sáu chuyến bay thử nghiệm thành công, nhưng nó sẽ cần phải hoàn thành tổng cộng 200 giờ bày không có sự cố trên bầu trời trước khi nó được phép chuyên chở hành khách thương mại.
Tham khảo: BusinessInsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI