Năm nay đánh dấu chiến thắng của loài người trước 1 trong những căn bệnh tồi tệ nhất lịch sử

    Mers,  

    Không những là một tin vui đối với những người từng có người thân trải nghiệm căn bệnh quái ác này, thành tựu loại bỏ hoàn toàn căn bệnh bại liệt khỏi bề mặt của hành tinh chúng ta thể hiện khả năng làm việc thống nhất của nhân loại một khi đã xác định được một kẻ thù chung.

    Trong năm nay, chỉ có 9 ca bệnh bại liệt được báo cáo. Tổ chức Sức khỏe Quốc tế WHO dự đoán năm 2017 sẽ đánh dấu sự tuyệt chủng của virus bại liệt.

     Cậu bé mắc bệnh bại liêt từ khi lên 2. Afghanistan là một trong số 2 nước vẫn còn chiến đấu với căn bệnh.

    Cậu bé mắc bệnh bại liêt từ khi lên 2. Afghanistan là một trong số 2 nước vẫn còn chiến đấu với căn bệnh.

    Theo Michel Zaffran, người phụ trách dự án thanh tẩy bênh bại liệt của WHO: “Chúng ta cần phải tiếp tục tạo sức ép đối với căn bệnh, nhưng chúng tôi nghĩ rằng sự lây lan của căn bệnh sẽ hoàn toàn kết thúc vào cuối năm nay hoặc đầu mùa xuân năm sau”.

    Dù vậy, có lẽ phải mất đến 3 năm tiếp tục phòng trừ cắn bệnh, WHO mới có thể chính thức thông báo sự tuyệt chủng hoàn toàn của căn bệnh ám ảnh loài người từ thời tiền sử này. WHO cũng đã mất đến 3 năm tính từ ca nhiễm bệnh đậu mùa cuối cùng để chính thức công nhận bệnh Đậu Mùa là căn bệnh đầu tiên con người diệt trừ được hoàn toàn.

    Năm 2015, 96 ca nhiễm bệnh được thông báo. Trong đó 26 ca xảy ra do vấn đề đột biến của vắc-xin, những ca còn lại bị lây truyền một cách tự nhiên tại Afghanistan và Pakistan.

    Đột biến thực sự rất hiếm khi mà nó đã gây ra ít hơn 760 ca bại liệt trong tổng số hàng tỷ ca tiêm vắc-xin từ 2000 đến 2015. Tổ chức WHO giải trình: “Rủi ro ấy thực sự rất nhỏ so với những lợi ích nó đã đem lại cho con người”.

    Thật vậy, theo ước đoán của WHO, hơn 1,5 triệu cuộc sống của những đứa trẻ đã thoát nạn nhờ nỗ lực quốc tế nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Khoảng 13 triệu người có thể đi bước bình thường ngày hôm nay vì 20 triệu người tình nguyện từ 200 nước trên toàn thế giới cùng với 11 tỷ đô la Mỹ đóng góp đến từ các nước..

    Điều này thực sự rất ấn tượng khi mà mới vào năm 1988 khoảng 350.000 người đã bị mắc căn bệnh bại liệt, hầu hết trong số đó là những đứa trẻ.

    Bác sỹ Walter Orenstein, phó giám đốc tại Trung tâm Vắc-xin Đại học Emory, hy vọng rằng thành tựu quốc tế này sẽ không dừng lại ở đây: “Để thành công trong việc thanh tẩy những căn bệnh như Bại Liệt khỏi trái đất, con người trên khắp thế giới đã phải phối hợp với nhau. Tôi mong rằng Bại Liệt sẽ hoàn toàn bị loại bỏ để chúng ta có thể cùng nhau tiếp tục diệt trừ những căn bệnh quái ác khác trên khắp thế giới”.

    Tham khảoTECHINSIDER

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày