Bí ẩn đằng sau sự hung hãn của loài ngỗng và lý do tại sao 'ở đâu có ngỗng thì ở đó không có rắn?
Ẩn sau vẻ ngoài hiền lành của loài ngỗng là bản tính hung dữ và khả năng chiến đấu vô cùng đáng nể.
- Ong robot 'Marsbees': Đội quân thám hiểm tí hon chinh phục Sao Hỏa
- Khỉ Saki: Những 'vị vua bay' bí ẩn của rừng nhiệt đới Amazon
- Phát hiện chấn động: Rết khổng lồ bị mất tích hơn 120 năm được tìm thấy ở Madagascar!
- Năm 1999, một người đàn ông biến mất một cách bí ẩn khi đang lặn và được tìm thấy trong tư thế lộn ngược trên cây thông tại hiện trường vụ hỏa hoạn
- Một mẫu xe Trung Quốc lập kỷ lục thế giới về độ cao cao nhất đạt được khi lái một chiếc ô tô hybrid và đăng quang 'Vua cao nguyên'!
Ngỗng không phải là những sinh vật hiền lành như vẻ bề ngoài của chúng. Những người nuôi ngỗng đều biết rằng nếu ngỗng vươn cổ và đuổi theo, rất có thể bạn sẽ bị môt. Nếu mổ vào quần áo thì không sao, nhưng nếu mổ vào da thịt, thì đó chắc chắn sẽ là một nỗi đau không thể nào quên được.
Thậm chí, ngay cả loài hổ, được mệnh danh là "chúa tể rừng xanh", cũng phải sợ ngỗng. Có một số câu chuyện trên mạng về ngỗng đối đầu với hổ trong khu bảo tồn. Ban đầu, hổ tỏ ra hung dữ nhưng ngay sau đó đã bị ngỗng mổ, véo và bỏ chạy.
Không chỉ hổ, ngỗng còn có thể đối đầu với các loài động vật khác. Có những tin tức về ngỗng lớn đuổi theo và tấn công chó, thậm chí giết chết cả đại bàng bằng cách ngồi lên đầu và đẩy nó xuống nước.
Ngỗng, loài chim được thuần hóa từ ngỗng hoang dã, có một mối liên hệ họ hàng xa với khủng long. Điều này giải thích phần nào về tính cách hung hãn và sức mạnh của chúng. Nếu nhìn kỹ vào miệng ngỗng, bạn sẽ thấy bên trong có ba hàng răng với răng cưa ở mép mỏ trên dưới cùng với một hàng răng ở lưỡi. Chỉ cần nhìn vào miệng của chúng cũng đủ khiến nhiều người sợ hãi.
Ngỗng cũng cực kỳ cảnh giác, có thính giác nhạy bén và phản ứng nhanh chóng. Khi gặp bất kỳ sự xáo trộn nào, chúng sẽ tấn công ngay lập tức. Khi bị tấn công, ngỗng không chỉ cắn lại mà còn thực hiện nhiều động tác xoắn tròn, vỗ cánh tấn công đối thủ cho đến khi trận chiến kết thúc. Điều này biến ngỗng thành “chiến binh” trong giới gia cầm.
Còn về câu nói rằng "ở đâu có ngỗng, ở đó không có rắn" có thực sự đúng không? Dù ngỗng chủ yếu ăn cỏ, lá rau, ngũ cốc, côn trùng, cá nhỏ, và tôm, tuy nhiên rắn lại không có trong thực đơn của chúng. Vậy tại sao rắn lại sợ ngỗng?
Nguyên nhân chính là phân của ngỗng chứa một loại ký sinh trùng có tên là Cryptosporidium, gây tử vong cho rắn. Da rắn rất nhạy cảm, khi tiếp xúc với Cryptosporidium trong phân ngỗng, trứng ký sinh sẽ truyền vào cơ thể rắn qua vảy, gây ra nhiều bệnh ngoài da, nhiễm trùng nặng dẫn đến thối toàn thân và tử vong.
Hơn nữa, nếu rắn nhỏ tấn công ngỗng lớn, nó sẽ bị mổ tới chết bởi bộ mỏ sắc nhọn của ngỗng. Điều này khiến rắn không dám mạo hiểm đối đầu với ngỗng.
Theo thời gian, rắn đã phát triển những kỹ năng sinh tồn để tránh nguy hiểm bằng cách nhận biết mùi phân ngỗng trong không khí. Do đó, rắn sẽ tránh xa những nơi có ngỗng.
Từ xa xưa, con người đã nuôi ngỗng để phòng rắn và các loài động vật gây hại khác như chồn. Người nuôi gà, vịt thường nuôi một hoặc hai con ngỗng để bảo vệ đàn gia cầm. Ngỗng cũng có thể trông coi nhà cửa, các thành viên trong đàn gia cầm và trở thành người bạn đắc lực của con người.
Tuy nhiên, ngỗng cũng phải chấp nhận số phận khi đối mặt với con người, trở thành thực phẩm trên bàn ăn. Điều này cho thấy mọi thứ trong tự nhiên đều có sự phụ thuộc lẫn nhau, và ngay cả những sinh vật mạnh mẽ như ngỗng cũng không thể tránh khỏi số phận của mình.
Ngỗng, với vẻ ngoài xinh đẹp và vô hại, thực sự là những “chiến binh” mạnh mẽ trong thế giới động vật. Sự hung hãn và khả năng tự vệ của chúng khiến ngay cả những loài động vật to lớn như hổ và rắn cũng phải e dè. Đồng thời, ngỗng cũng là người bạn đắc lực của con người trong việc bảo vệ gia cầm và nhà cửa. Tuy nhiên, chúng cũng không thể tránh khỏi số phận khi đối mặt với con người, trở thành một phần trong chuỗi thực phẩm tự nhiên.
Theo các bằng chứng khảo cổ học và nghiên cứu khoa học, ngỗng được thuần hóa từ rất lâu đời, có thể lên đến 7.000 năm trước.
Ngỗng được thuần hóa từ nhiều loài ngỗng hoang dã khác nhau, trong đó phổ biến nhất là ngỗng xám (Anser anser). Quá trình thuần hóa ngỗng diễn ra từ từ qua nhiều thế hệ, con người đã chọn lọc những con ngỗng có tính khí hiền hòa, dễ nuôi và thích hợp với cuộc sống gần gũi với con người.
Hiện nay, có rất nhiều giống ngỗng khác nhau trên thế giới, được lai tạo để phục vụ cho các mục đích sử dụng riêng biệt.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?