Bí ẩn mỏ kim loại quý hơn vàng: Rất quan trọng trong chế tạo tên lửa nhưng độc tính rất mạnh và cực kỳ khan hiếm

    Hoa Thu, Thể Thao Văn Hóa 

    Đây là một kim loại quý hiếm bậc nhất nhưng cực kì độc hại.

    Ngày nay, chúng ta sử dụng hầu hết các vật liệu trên trái đất phục vụ cho mục đích của mình, khiến chúng phát huy giá trị trong từng lĩnh vực khác nhau. Trong số các kim loại đó có rất nhiều kim loại quý giá, thậm chí có loại còn quý hơn cả vàng và đất hiếm.

    Dưới đây là một kim loại quý hiếm bậc nhất, có nguồn gốc từ Tân Cương (Trung Quốc) và cực kì độc hại. Sau khi tìm hiểu, kim loại này có thể sử dụng để chế tạo tên lửa và các thiết bị hàng không vũ trụ khác. Vậy kim loại bí ẩn này là gì? 

    Kho tàng kim loại quý hiếm ở Khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc)

    Vị trí địa lý của khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc) vô cùng đặc biệt, nằm ở giữa lục địa lớn nhất thế giới, chưa từng tiếp xúc với biển nên thổ nhưỡng và khoáng chất ở đây vẫn còn tương đối nguyên thủy. 

    Tính đến nay, Trung Quốc đã phát hiện 162 mỏ kim loại, riêng Tân Cương có 122 loại. Vì vậy, Tân Cương được mệnh danh là “kho tàng kim loại quý”.

    Bí ẩn mỏ kim loại quý hơn vàng: Rất quan trọng trong chế tạo tên lửa nhưng độc tính rất mạnh và cực kỳ khan hiếm - Ảnh 1.

    Chính những kim loại này đã tạo ra nguồn thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời giúp đất nước Trung Quốc tạo ra những bước đột phá trong lĩnh vực công nghệ. 

    Kim loại bí ẩn quý hơn vàng

    Kim loại quý giá nhất được các chuyên gia phát hiện ở Tân Cương là Berili (Be), kim loại này có hình dạng kỳ lạ, màu sắc tổng thể là mày xám, độ nén bên trong rất cao nên nó có độ cứng cực kỳ kinh khủng và có độ bền siêu cao.

    Hiện nay, Berili đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của con người, tuy không phổ biến như đồ sắt và đồng nhưng nó cũng đã thâm nhập vào mọi mặt của cuộc sống.

    Do tính dẫn điện cao và độ bền tuyệt vời nên Berili thường được sử dụng trong lắp ráp các linh kiện điện tử công nghệ cao, card đồ họa trên máy tính và vật liệu đàn hồi trên chip điện thoại di động. Kim loại này có thể kéo dài tuổi thọ của các linh kiện điện tử, từ đó giảm chi phí sửa chữa.

    Sau khi xử lý, Berili sẽ biến thành Oxit berili. Như vậy, tính dẫn điện của nó sẽ biến mất, trở thành chất cách điện và dẫn nhiệt hoàn hảo, không những chịu được nhiệt độ cao mà còn duy trì được độ ổn định. Chất liệu này cũng thường được dùng trong lò vi sóng và bộ tản nhiệt, những nơi đòi hỏi vật liệu có độ chịu nhiệt cực cao.

    Bí ẩn mỏ kim loại quý hơn vàng: Rất quan trọng trong chế tạo tên lửa nhưng độc tính rất mạnh và cực kỳ khan hiếm - Ảnh 2.

    Trên thực tế, Berili là một kim loại độc hại, một khi hít vào cơ thể sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng gần như không thể phục hồi như suy nội tạng, ung thư v.v. 

    Vì vậy, việc khai thác và sử dụng nó phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn, nếu không sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

    Phần lớn berili mà chúng ta tiếp xúc trong cuộc sống hằng ngày đều đã được xử lý và pha loãng nên sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

    Berili là một kim loại cực kỳ khan hiếm, hiện nay trên thế giới ước tính chỉ có tổng cộng gần 80.000 tấn, trong đó Tân Cương chiếm 40.000 tấn.

    Nếu quy đổi ra thì giá trị của berili còn đắt hơn cả vàng, chính vì vậy 40.000 tấn mỏ berili khai thác ở Tân Cương là tài sản tiềm ẩn của Trung Quốc.

    Bí ẩn mỏ kim loại quý hơn vàng: Rất quan trọng trong chế tạo tên lửa nhưng độc tính rất mạnh và cực kỳ khan hiếm - Ảnh 3.

    Xét cho cùng, kim loại này không chỉ đóng vai trò lớn trong hệ thống công nghiệp mà trong ngành hàng không vũ trụ berili cũng là một sự tồn tại có tầm ảnh hưởng lớn, hầu hết các tên lửa đều dùng berili làm nguyên liệu.

    Berili và chế tạo tên lửa

    Tên lửa là một phương tiện quan trọng để con người khám phá không gian, trải qua nhiều công trình nghiên cứu, yêu cầu và tiêu chuẩn về vật liệu chế tạo tên lửa cũng ngày càng cao hơn.

    Để tên lửa đạt được điều kiện tiêu chuẩn, người ta phải dùng vật liệu có độ bền cao, nhẹ làm khung chính. Yêu cầu này quá nghiêm ngặt và trong tự nhiên rất ít chất nào đồng thời đáp ứng được cả hai tiêu chí này.

    Bí ẩn mỏ kim loại quý hơn vàng: Rất quan trọng trong chế tạo tên lửa nhưng độc tính rất mạnh và cực kỳ khan hiếm - Ảnh 4.

    Nhưng berili là một ngoại lệ, so với kim loại khác berili nhẹ hơn cả về khối lượng lẫn trọng lượng, tuy nhiên xét về độ cứng thì berili lại cứng hơn thép gấp 5 lần.

    Ngoài ra, berili còn có khả năng chịu nhiệt cực cao nên dù tên lửa ma sát trong bầu khí quyển, berili vẫn đảm bảo phi hành gia và thiết bị hàng không không bị tổn hại.

    Berili là một kim loại cực kỳ quý hiếm, con người gần như không thể tạo ra nó, vì vậy chúng ta phải tìm cách để thay thế nó. Chỉ như vậy chúng ta mới duy trì sự phát triển bền vững, đồng thời bảo vệ được những thành tựu mà con người đã tạo ra trong ngành hàng không vũ trụ. 

    Bí ẩn mỏ kim loại quý hơn vàng: Rất quan trọng trong chế tạo tên lửa nhưng độc tính rất mạnh và cực kỳ khan hiếm - Ảnh 5.

    Đây là quá trình đòi hỏi thời gian dài, tuy nhiên trên trái đất rộng lớn này không có điều gì là không thể xảy ra.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ