Bị chính phủ Mỹ "cấm vận", ZTE gấp rút đàm phán với Google trong khi tìm kiếm phương án thay thế Android

    Chíp,  

    Mỹ vừa chính thức cấm các công ty công nghệ trong nước bán linh kiện và cấp phép sử dụng phần mềm cho ZTE trong bảy năm.

    Ngày 17/4 là một ngày tồi tệ với ZTE. Sau khi vi phạm một số thỏa thuận, hãng thiết bị viễn thông và smartphone Trung Quốc đã bị Bộ Thương mại Mỹ cấm sử dụng các linh kiện và phần mềm của các hãng công nghệ Mỹ trong khoảng thời gian 7 năm.

    Lệnh cấm này áp dụng cho hơn một phần tư linh kiện mà ZTE sử dụng trong các thiết bị viễn thông và di động của họ, bao gồm cả những con chip của Qualcomm. Ngoài ra, ZTE còn có thể không được cấp quyền sử dụng các phần mềm, dịch vụ của Google, phần cốt lõi trong các smartphone Android của họ.

    Chính vì thế, theo Bloomberg, song song với việc tìm kiếm các phương án thay thế, ZTE đang cử những luật sư giỏi nhất của mình tới đàm phán với các quan chức Google.

    Rất nhiều linh kiện bên trong thiết bị viễn thông và di động của ZTE có thể được thay thế bằng các công ty bên ngoài nước Mỹ. ZTE có thể dựa nhiều hơn và các công ty phần cứng Trung Quốc tuy nhiên khó có thể tìm ra hệ điều hành đủ sức thay thế Android.

    Bị chính phủ Mỹ cấm vận, ZTE gấp rút đàm phán với Google trong khi tìm kiếm phương án thay thế Android - Ảnh 1.

    Microsoft và HP đã không còn cung cấp hệ điều hành di động nữa, iOS thì chỉ dành riêng cho các thiết bị của Apple và ZTE không hề có hệ điều hành di động riêng. Lựa chọn duy nhất có khả năng thay thế Android là Tizen của Samsung nhưng nó không hề phổ biến và chỉ hỗ trợ vài ứng dụng.

    Với Google, một đối tác phần cứng như ZTE không quá trò quan trọng với Android. Tuy nhiên, thị phần của ZTE cũng khá đáng kể. Tính đến cuối năm ngoái, ZTE chiếm 12,2% thị phần thị trường smartphone Mỹ, đứng thứ tư sau Apple, Samsung và LG và trên toàn cầu, ZTE là một trong 5 nhà sản xuất smartphone lớn nhất.

    Bên cạnh đó, Google cũng đang dần mất đi quyền kiểm soát những gì các hãng sản xuất thiết bị Android có thể đưa lên sản phẩm của họ. Samsung, hãng smartphone Android lớn nhất thế giới, đã tung ra những dịch vụ di động của riêng mình nhằm cạnh tranh với những dịch vụ của Google. Đáp lại, Google đang dựa dẫm nhiều hơn vào các hãng smartphone Trung Quốc như ZTE, Huawei và Xiaomi.

    Tuy vậy, bất chấp mối quan tâm lớn nhất là duy trì các nhiều đối tác phần cứng nổi bật càng tốt, Google vẫn phải cân nhắc để không khiến Bộ Thương mại Mỹ cảm thấy khó chịu.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ