Bi hài chuyện Sony đi làm máy ảnh: 'Lừa' Canon, Nikon để giành thị phần nhưng rồi lại để mất ngôi vương chỉ sau 1 năm
Từ một hãng chuyên bán đồ điện tử, Sony đã "lừa" Canon và Nikon để trở thành ông lớn trong ngành máy ảnh như thế nào?
Máy ảnh DSLR hay Máy ảnh phản xạ ống kính đơn kỹ thuật số (Digital Single Lens Reflex Camera- DSLR) là thuật ngữ để chỉ dòng máy ảnh kỹ thuật số sử dụng hệ thống gương cơ học và hệ thống gương phản xạ để đưa ánh sáng từ ống kính tới ống ngắm ở phía sau máy ảnh.
Máy ảnh Mirrorless là loại máy ảnh kỹ thuật số không gương lật, ra đời dựa trên cơ chế loại bỏ gương phản xạ hình ảnh lên trên kính ngắm - một thành phần quan trọng của máy ảnh DSLR.
Năm 2021, Sony được BCN Awards bình chọn là thương hiệu máy ảnh Mirroless dẫn đầu thị trường Nhật Bản với 32% thị phần, vượt qua cả 2 ông lớn trong ngành máy ảnh là Canon và Nikon.
Tuy nhiên câu chuyện về một doanh nghiệp tay mơ chuyển hướng làm máy ảnh này khá ly kỳ bởi Sony đã ru ngủ các ông lớn như Canon và Nikon, vốn đang độc chiếm mảng máy DSLR toàn thị trường, rằng công nghệ máy Mirrorless (hay còn gọi là máy ảnh không gương lật) sẽ không đe dọa được họ.
Thế rồi chỉ trong vài năm, nhờ những lợi thế về công nghệ mà Sony dần hoàn thiện được máy ảnh Mirrorless, biến nó trở thành trào lưu mới trên toàn thị trường và lúc này Canon hay Nikon có nhận ra thì cũng đã muộn.
Từ vị thế của hãng kinh doanh đồ điện tử, Sony bất ngờ trở thành ông lớn trong mảng máy ảnh dù không có nhiều kinh nghiệm hàng chục năm phát triển trong nghề như Canon và Sony. Tình hình nghiêm trọng đến mức Canon và Nikon đã phải ngừng sản xuất các dòng máy DSLR để chuyển hướng sang làm Mirrorless, một sự chuyển biến chẳng khác gì iPhone gây địa chấn trong làng điện thoại.
Thế nhưng mọi chuyện lại bất ngờ xoay chuyển một lần nữa khi báo cáo mới nhất tháng 1/2023 của BCN Awards cho thấy Canon đã giành lại được thị phần máy ảnh Mirrorless từ tay Sony với 31,7% thị phần, trong khi Sony đứng thứ 2 với 29,4%.
Ru ngủ đối thủ
Theo tờ Nikkei Business, Canon và Nikon đã có hàng chục năm kinh doanh trong mảng máy ảnh với cả một hệ sinh thái đồ sộ các dòng máy, các loại len (ống kính) cho từng dòng. Điều này khiến một người chơi máy Canon sẽ khó có thể chuyển sang những dòng máy khác vì ống kính của thương hiệu này không thể lắp vào máy thương hiệu khác, qua đó buộc họ phải bán toàn bộ cả máy lẫn ống kính nếu muốn chuyển đổi.
Xin được nhắc là trong giới chơi ảnh, dù có sử dụng một thương hiệu như Canon thì cũng sẽ có 1-2 loại máy để phù hợp cho từng điều kiện chụp, đi kèm với đó là cả một bộ sưu tập đồ sộ các loại ống kính cho từng góc độ khác nhau với giá trị cho mỗi chiếc len là vô cùng lớn.
Bởi vậy, việc Sony, một hãng điện tử chân ướt chân ráo muốn chia sẻ miếng bánh với Canon và Nikon là điều cực kỳ khó khăn do rào cản thị trường quá lớn.
Trước tình hình đó, Sony đã có một chiến thuật cực độc là ru ngủ đối thủ, khiến các ông lớn Canon và Nikon rơi vào vùng an toàn với cảm giác rằng công nghệ máy ảnh Mirrorless của Sony sẽ chẳng thể ảnh hưởng đến địa vực DSLR của họ.
Thật vậy, khi mới ra mắt vào năm 2024, hầu như tất cả giới chơi ảnh đều thất vọng về dòng máy Mirrorless vì quá nhiều nhược điểm so với DSLR. Khả năng lấy nét chậm, chất lượng ảnh kém hơn cùng việc thiếu những dòng len bổ trợ như hệ sinh thái Canon hoặc Nikon khiến mọi người đều cho rằng đây có thể chỉ là một công nghệ sớm nở tối tàn nữa.
Vậy nhưng đây là điều mà Sony cố ý gây ra khiến mọi người, nhất là Canon và Nikon hiểu lầm để rồi bị lừa. Cựu nhân viên phát triển máy ảnh kỹ thuật số của Sony, ông Shigeki Ishizuka trả lời Nikkei Business rằng do không có lợi thế nên hãng đã áp dụng chiến lược ru ngủ này nhằm đẩy Canon và Nikon vào tình cảnh giống Nokia trong mảng điện thoại.
Mặc dù Sony đã mua lại mảng máy ảnh kỹ thuật số của Konica Minolta vào năm 2006 nhưng vẫn sẽ khó để cạnh tranh cùng 2 ông lớn trong ngành. Do đó họ áp dụng một chiến lược “hiểm độc” với nước đi Mirrosless.
“Sony kém quá qua so với đối thủ về số lượng các dòng ống kính hỗ trợ máy ảnh, thế rồi chất lượng ảnh cũng chưa tốt bằng họ. Dù ảnh ra vẫn ổn nhưng tốc độ lấy nét thì quá chậm. Sản phẩm đời đầu Alpha 7 có thể chụp thiên nhiên, cảnh tĩnh nhưng chẳng thể bắt nét kịp cho những cảnh động”, ông Ishizuka nhớ lại.
Thế nhưng ông Ishizuka cho biết đây chính là những gì Sony lên kế hoạch từ trước, dù biết không so sánh nổi nhưng vẫn làm để ru ngủ đối phương.
“Sẽ tốt hơn để mọi người nghĩ rằng Sony chỉ có thể chiếm một thị phần nhỏ do hệ sinh thái ống kính quá ít và hãng chuyên về đồ điện tử này chẳng có kinh nghiệm gì trong máy ảnh. Chúng tôi muốn họ nghĩ rằng Sony vẫn còn chặng đường dài phải đi, cho đến khi họ kịp nhận ra thì đã quá muộn”, ông Ishizuka nói.
Theo Ishizuka, nếu để Canon và Nikon sớm nhận ra công nghệ Mirrorless mới là tương lai của ngành máy ảnh thì Sony sẽ vấp phải một cuộc chiến cực kỳ khó khăn do là người chơi mới.
“Chúng tôi muốn toàn bộ thế giới, từ những chuyên gia chơi ảnh đến những tay mơ đều nghĩ rằng dòng Mirrorless sẽ không thể đe dọa được DSLR cho đến khi chúng tôi sẵn sàng lật ngược thế cờ. Trước khi đối thủ kịp nhận ra thì chúng tôi đã đủ lớn và giành chiến thắng trong cuộc chơi”, ông Ishizuka tiết lộ.
Mặc dù vậy, Canon và Nikon đã nhanh chóng nhận ra sai lầm và với rào cản hệ sinh thái ống kính quá lớn của mình, 2 thương hiệu này dần lấy lại thế cân bằng cho cuộc chơi.
Giành lại ngôi vương
Kể từ giai đoạn 2008-2010, hàng loạt thương hiệu bắt đầu nghiêm túc với dòng máy ảnh Mirrorless như Fujifilm, Olympus hay Pentax. Công nghệ mới này dần khắc phục được nhược điểm lấy nét chậm cũng như cho chất lượng ảnh không bằng máy DSLR. Ưu thế nhỏ gọn hơn do không có gương lật, dễ sử dụng với màn hình cảm ứng, lấy nét tự động nhanh đã khiến ngày càng nhiều người thích thú với Mirrorless.
Nắm bắt được xu thế này, Canon và Nikon bắt đầu phát triển dòng máy Mirrorless của riêng mình để cạnh tranh với Sony. Lợi thế rào cản bộ ống kính đắt tiền của máy DSLR có thể chuyển đổi lắp vào máy Mirrorless bằng ngàm chuyển đổi khiến Canon và Nikon giữ chân được lượng lớn khách hàng. Tất nhiên việc phải dùng ngàm chuyển đổi sẽ gây ra một số trục trặc nhỏ hoặc lấy nét chậm hơn, nhưng điều này cũng giúp người chơi ảnh đỡ tốn hàng đống tiền để mua lại bộ ống kính mới từ đầu.
Tất nhiên, kết quả cuộc đua thì vẫn chưa ngã ngủ bởi với những người có đủ tiền chơi ảnh, việc bán ống kính cũ để mua lại từ đầu bộ len mới cho dòng Mirrorless không là vấn đề. Việc Sony có ít số lượng len hơn được cân bằng bởi ưu thế phát triển công nghệ Mirroless trước Canon và Nikon.
Thậm chí hiện nay nếu tính thị phần máy ảnh kể cả DSLR lẫn Mirrorless, Canon vẫn đứng đầu thế giới tính đến tháng 3/2023 với hần 50% thị phần. Xếp sau đó là Sony với 27% và Nikon đã bị tụt xuống vị trí thứ 3 với 11,3%.
*Nguồn: Nikkei Business
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"