Bị lừa tiền bởi 'bạn gái' AI
TP - Một người đàn ông ở Trung Quốc mất 200.000 Nhân dân tệ (701 triệu VND) cho những kẻ lừa đảo sau khi bắt đầu một “mối quan hệ xa”. Những kẻ lừa đảo đã sử dụng video, ảnh và hóa đơn y tế tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo (AI) để nạn nhân chuyển tiền.
- AI sẽ lấy đi công việc của khoảng 200.000 người trong vài năm tới
- Nhật Bản ra mắt robot ứng dụng AI chăm sóc người cao tuổi
- Tại sao AI của DeepSeek có thể rẻ hơn 20 lần so với ChatGPT, bí quyết không phải là công nghệ hay thiết bị
- 20% cử nhân thất nghiệp: Một ‘thế hệ mất mát’ vì AI, ra trường thiếu kỹ năng, đi xin việc còn không bằng một con chatbot
- Làn sóng thất nghiệp bị càn quét bởi “cơn bão AI”: Đến cả sinh viên y khoa cũng điêu đứng tìm việc!
Nạn nhân được xác định là Liu, tưởng rằng anh đang có mối quan hệ với một cô gái tên là Jiao, người đã gửi cho anh ta hình ảnh và video qua mạng xã hội. Người đàn ông đến từ Thượng Hải này không hề biết rằng Jiao là nhân vật không có thật.
Những kẻ lừa đảo đã thuyết phục anh Liu rằng, người phụ nữ này cần tiền để thanh toán hóa đơn y tế và góp vốn cho một doanh nghiệp. Một cuộc điều tra của cảnh sát cho thấy các video và hình ảnh gửi cho anh Liu “đều được tạo thông qua AI hoặc bằng cách kết hợp nhiều hình ảnh khác nhau”.
Nhóm lừa đảo cũng tạo ra các hóa đơn y tế và báo cáo giả để thao túng nạn nhân tin rằng “bạn gái” của anh đang cần hỗ trợ tài chính gấp. “Trong suốt quá trình này, anh Liu chưa bao giờ gặp Jiao trực tiếp”, cảnh sát cho biết.

Những kẻ lừa đảo sử dụng AI để gửi video, hình ảnh và hóa đơn y tế cho nạn nhân
Lừa đảo AI đã trở thành mối quan tâm toàn cầu, khi kẻ gian ngày càng lợi dụng công nghệ để mạo danh hoặc tạo ra những nhân vật hư cấu để lừa đảo tài chính.
Vào tháng 1, một phụ nữ Pháp đã mất hơn 830.000 Euro (22 tỷ VND) sau khi bà tin rằng, mình có mối quan hệ lãng mạn với nam diễn viên Hollywood Brad Pitt. Những kẻ lừa đảo đã sử dụng tin nhắn giả mạo và video AI để lừa người phụ nữ này, nói rằng Pitt cần tiền để trả viện phí.
Vào tháng 11/2025, một phụ nữ Anh (ngoài 60 tuổi) đã đưa khoảng 19.750 Bảng (635 triệu VND) cho kẻ lừa đảo đóng giả làm một đại tá quân đội Mỹ tên là “Mike Murdy” trên Tinder. Video và hình ảnh AI cũng được tạo ra để thuyết phục bà gửi tiền nhiều lần khác nhau.

Hình ảnh Brad Pitt được tạo ra bởi AI
Một trong những trường hợp lừa đảo bằng AI sớm nhất xuất hiện vào năm 2023, khi một bà mẹ ở bang Arizona (Mỹ) cho biết, những kẻ lừa đảo đã sử dụng AI để sao chép giọng nói của con gái bà nhằm mục đích tống tiền bà 1 triệu USD (25,5 tỷ VND).
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Không cần pin mặt trời, không cần sạc: NASA dùng thiết bị gì để vận hành tàu suốt 50 năm ở khoảng cách 25 tỷ km?
Các tàu thăm dò Voyager của NASA dựa vàocông nghệ được phát triển lần đầu tiên vào những năm 1960 – để tiếp tục hoạt động hàng tỷ dặm từ Trái đất.
"Búng tay" có ngay xe điện giá rẻ của Trung Quốc nhưng cái giá phải trả có thật sự rẻ?