Big Tech 2023: 4 đối thủ của Twitter lộ diện, Microsoft ‘đau đầu’ với thương vụ 69 tỷ USD…thậm chí Google có nguy cơ bị 'soán ngôi' vào tay công ty khởi nghiệp này
Ngành công nghệ đã có một thập kỷ huy hoàng cho đến khi cơn bão 2022 ập tới. Theo dự báo, năm sau, nhiều thay đổi sẽ xảy đến, đặc biệt là đối với những gã khổng lồ công nghệ.
- Thực hư tin đồn NVIDIA định mua lại AMD với giá 200 tỷ USD
- Ô tô điện ‘Make in Vietnam’ hiện thực hóa giấc mơ ‘cắm cờ trên đất Mỹ’ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
- "Thái tử Huawei" thất bại đau đớn trong cuộc đua xe điện: Cầm cự 60 ngày, đốt hết 500 triệu USD nhưng vẫn chưa sản xuất được chiếc ô tô nào, cuối cùng lại giúp Starbucks hốt bạc
- Mất SIM, mất tài khoản ngân hàng chỉ bằng “một nút bấm” - chuyện như phim này có thật hay không?
Một năm vừa qua, thị trường công nghệ gặp nhiều biến động. Mở màn là hợp đồng mua lại Twitter trị giá 44 tỷ USD đầy “ồn ào” của Elon Musk. Suy thoái bắt đầu ngay sau đó, chính vị tỷ phú cũng phải cắt giảm nhiều dự án chi phí cao và sa thải hàng loạt nhân viên để duy trì mạng xã hội này.
Dù vững chắc và có lợi nhuận, nhưng nhiều gã khổng lồ khác cũng phải đi theo con đường cắt giảm nhân viên. Amazon và Meta đã sa thải hàng ngàn người. Google thì đưa ra hàng loạt tiêu chí đánh giá năng lực khắt khe, thúc đẩy mọi người làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn.
Microsoft cũng cắt giảm một số vị trí. May mắn, Apple là gã khổng lồ duy nhất trong ngành tương đối miễn dịch cho đến nay. Nhưng vị thế “sừng sững” không đổ này của Apple liệu rằng sẽ kéo dài bao lâu vào năm 2023.
Các phóng viên phụ trách nội dung liên quan tới Big Tech của Business Insider đã làm việc rất chăm chỉ để ghi chép một cách công bằng các vấn đề mà những gã khổng lồ công nghệ này gặp phải. Dưới đây là những dự đoán về diễn biến 2023 theo phân tích của các phóng viên.
Twitter - Kali Hays, phóng viên truyền thông xã hội
Theo Kali, sự sụp đổ từ từ của Twitter sẽ dần chạm đích vào năm tới nếu Elon Musk vẫn tiếp tục điều hành công ty như 2022. Năm vừa rồi, có rất nhiều hình ảnh “nhạy cảm” tràn lan trên mạng xã hội này. Hay kể từ khi tiếp quản, Musk đã khôi phục hàng loạt các tài khoản gây tranh cãi. Ví dụ như tài khoản liên quan đến QAnon, các thuyết âm mưu cực hữu.
Imran Ahmed, giám đốc điều hành của Trung tâm chống lại sự ghét bỏ kỹ thuật số cho rằng chính Elon Musk đã “dung túng” cho các phản ứng thù địch, phân biệt chủng tộc, coi thường phụ nữ và kỳ thị người có giới tính thứ ba trên Twitter. Thậm chí, nhiều tính năng trên mạng xã hội này cũng đã biến mất hoặc trục trặc.
Tuy nhiên, người dùng vẫn sẽ lựa chọn ở lại vì họ đã dành rất nhiều thời gian để xây dựng thương hiệu cá nhân hoặc có nhiều kỷ niệm trên mạng xã hội này. Nhưng hiện nay, có nhiều dấu hiệu cho thấy, họ đã sẵn sàng cho một nền tảng mạng xã hội mới.
Nhiều đối thủ của Twitter đã “rục rịch” và chực chờ một cú hích. Mastodon đã có một lượng lớn người dùng, đạt hơn 5 triệu tài khoản kể từ khi Musk tiếp quản Twitter. Đối thủ khác là mạng xã hội Hive với 1,5 triệu người dùng và True - một ứng dụng tập trung vào quyền riêng tư và không quảng cáo.
Post cũng là một đối thủ đáng gờm khi mới ra mắt và có các chức năng tương tự với Twitter. Post đã nhanh chóng cho ra một phiên bản thử nghiệm để chực chờ bất kỳ sự “di cư” nào của người dùng Twitter. Hiện nay, Post có hơn 300.000 người dùng và hơn 600.000 trong danh sách chờ.
Nhưng có lẽ, không có ứng dụng nào trong những cái tên kể trên là đối thủ ngang cơ với Twitter do lượng người dùng còn hạn chế tính tới thời điểm hiện tại.
Twitter có 100 triệu người truy cập hàng ngày khi mới ra mắt và hiện có khoảng 245 triệu người dùng. Nhưng với thị trường chống độc quyền công nghệ, các mạng xã hội mới vẫn có thể tự do phát triển. Đồng thời, nhiều người dùng cũng đang có xu hướng thử những điều mới mẻ. Vì vậy, 2023 sẽ là một năm đầy hứa hẹn và có nhiều cơ hội bứt phá với những nền tảng có mong muốn soán ngôi Twitter.
Microsoft - phóng viên Ashley Stewart
Thách thức lớn nhất của Microsoft trong năm 2023 là đạt được thương vụ mua bán công ty trò chơi điện tử Activision Blizzard với giá 69 tỷ USD. Nếu thành công, Microsoft sẽ trở thành công ty trò chơi lớn thứ ba về doanh thu, sau Tencent (Trung Quốc) và Sony (Nhật Bản).
Năm nay, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đã kiện để ngăn chặn kế hoạch thâu tóm này của Microsoft vì lo ngại cho các đối thủ cạnh tranh với máy chơi game Xbox và hoạt động kinh doanh trò chơi trên nền tảng đám mây.
Nhưng chủ tịch Microsoft Brad Smith gần đây cho biết công ty sẵn sàng thỏa hiệp và có thể cung cấp trò chơi quốc dân Call of Duty trên nền tảng của các đối thủ trong thập kỷ tới.
Theo phóng viên Ashley, nếu thương vụ được thông qua, Microsoft sẽ thắng thế trong trận chiến với FTC.
Ellen Thomas, phóng viên phụ trách công nghệ điện toán đám mây
Năm 2023 sẽ là một năm thuận lợi cho các công ty khởi nghiệp tập trung vào hoạt động quản lý tài chính của điện toán đám mây, bao gồm Cirrus Nexus, Yotascale, Ternary và Cast AI.
Điện toán đám mây được cho là một giải pháp tiết kiệm để quản lý dữ liệu nhưng các chi phí để mua “kho lưu trữ”, các thuật toán và dịch vụ đi kèm có thể tăng lên.
Vì vậy, 2023 sẽ là một năm “phấn khởi” cho các công ty như FinOps. Công ty cung cấp dịch vụ tối ưu hóa chi tiêu trên đám mây để mang lại nhiều giá trị nhất. Ví dụ như thương lượng giá với các nhà cung cấp hay theo dõi và tối ưu hóa các bản dùng thử miễn phí.
Amazon - phóng viên Eugene Kim
Dự kiến, Amazon sẽ có một năm 2023 “thong thả”. Ba trụ cột chính bao gồm sàn thương mại điện tử, dịch vụ điện toán đám mây (AWS) và Amazon Prime đều đang trải qua giai đoạn tăng trưởng chậm khi nền kinh tế gặp khó khăn.
Thời kỳ đại dịch, người dân lựa chọn Amazon để mua bán. Nhưng nay họ đã quay về hoạt động mua bán trực tiếp tại cửa hàng khiến doanh thu của sàn thương mại điện tử này sụt giảm nghiêm trọng. Chương trình thành viên của Amazon Prime cũng trở nên bão hòa tại Mỹ và người dân cũng cắt giảm chi phí cho dịch vụ điện toán đám mây.
Một dự báo nội bộ gần đây của các nhà kinh tế học Amazon cho thấy sự tăng trưởng của công ty sẽ bị đình trệ. 2023 sẽ là một năm khó khăn với gã khổng lồ này.
Alphabet - phóng viên Hugh Langley
Sự xuất hiện của công cụ tìm kiếm Google và iPhone đã thực sự làm “đảo lộn” ngành công nghệ suốt 30 năm qua. Nhưng giờ đây, một chatbot thử nghiệm có tên ChatGPT được dự đoán sẽ làm được điều tương tự.
ChatGPT là ứng dụng chatbot sử dụng AI, có khả năng giải thích các khái niệm theo cách đơn giản hóa và tân tiến hơn so với đề xuất đáp án đơn thuần của Google.
Trí tuệ nhân tạo (AI) DALL-E là một công nghệ cho phép người dùng tạo hình ảnh kỹ thuật số bằng cách mô tả những gì mình mong muốn nhìn thấy thông qua mô hình trí tuệ nhân tạo.
Cả ChatGPT và DALL-E (cùng thuộc OpenAI) có thể không gây ra mối đe dọa ngay lập tức đối với hoạt động kinh doanh của Google nhưng tầm ảnh hưởng của hai ứng dụng này đã đặt dấu mốc quan trọng cho trí tuệ nhân tạo.
Các nhà đầu tư có thể sẽ sẵn sàng rót khoản đầu tư khổng lồ vào các công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo khi sức nóng của tiền điện tử biến mất. Vì vậy, năm 2023 là một năm thách thức và đẩy kỳ vọng đối với các gã khổng lồ công nghệ như Google. Công ty được kỳ vọng sẽ có nhiều bản demo ấn tượng cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Madeline Stone, phóng viên thương mại điện tử
Mô hình kinh doanh không qua trung gian mà thông qua các sàn thương mại điện tử để đến tay người tiêu dùng (D2C) có thể sẽ gặp nhiều trở ngại trong năm 2023.
Những người bán hàng online sẽ phải đối mặt với hàng loạt rủi ro, bao gồm những thay đổi về hoạt động bảo mật dữ liệu, lạm phát hay gián đoạn chuỗi cung ứng.
Điều này khiến các đơn vị bán hàng trực tuyến cần tiếp cận thương mại điện tử theo nhiều cách mới như công nghệ AI hay machine learning - một tập hợp con của trí tuệ nhân tạo.
2023 sẽ có nhiều thay đổi lớn và câu hỏi đặt ra là các Big Tech sẽ làm gì để thúc đẩy tăng trưởng hơn.
Tham khảo: BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín