Một số người chọn bỏ bữa sáng hoặc không ăn sau bữa trưa (bỏ ăn tối) để giảm cân. Vậy cách làm nào có hại cho sức khỏe hơn?
- Thứ gây ra 90% số ca ung thư phổi đang quẩn quanh người Việt: Thích đến mấy cũng nên bỏ
- Cấm bán thuốc lá cho thế hệ 2K có thể cứu sống 1,2 triệu người, tiết kiệm được 120 nghìn tỷ tiền mua thuốc ung thư phổi
- Vệt kẻ trông như nét bút chì dưới móng tay lại có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc ung thư
- Người đàn ông bất ngờ phát hiện mắc ung thư ở miệng, vì chủng virus anh nghĩ chỉ lây nhiễm tử cung phụ nữ
- 90% ca ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn cuối: 4 triệu chứng sau bữa ăn là "điềm báo", đừng coi thường dù chỉ là vấn đề nhỏ
Để có đủ năng lượng hoạt động hàng ngày, chúng ta cần ăn thức ăn vào các bữa trong ngày. Tuy nhiên, muốn giảm cân hoặc nhằm một mục đích nào đó, một số người lựa chọn bỏ ăn sáng hoặc bỏ ăn tối. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu bỏ ăn sáng hay ăn tối có hại cho sức khỏe hay không và cái nào thì có hại cho sức khỏe hơn.
Thực tế, tác hại của việc bỏ bữa sáng lâu ngày:
- Bữa sáng là chìa khóa khởi động quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bỏ bữa sáng sẽ ảnh hưởng đến mức độ trao đổi chất;
- Nếu không ăn sáng, axit dạ dày sẽ ăn mòn niêm mạc dạ dày, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, mật tiết ra trong cơ thể không thể đào thải ra ngoài, có thể dẫn đến sỏi mật.
- Nếu không ăn sáng, bạn sẽ dễ ăn quá nhiều vào bữa trưa do đói. Cơ thể dễ tích tụ mỡ và dễ mắc các vấn đề về gan nhiễm mỡ. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ tăng cao, tỷ lệ tử vong cũng tăng cao hơn 11%.
- Bỏ bữa sáng và không bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời không có lợi cho sự phát triển của não bộ, não bộ có khả năng phản ứng chậm chạp, hiệu quả làm việc và học tập sẽ giảm đi rất nhiều.
Trong khi đó, sự nguy hiểm của việc bỏ bữa tối trong thời gian dài:
- Nếu bỏ bữa tối, bạn dễ có triệu chứng suy dinh dưỡng, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não và tử vong sẽ tăng lên 16-19%.
- Bỏ bữa tối sẽ khiến bạn đói, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và làm giảm lượng đường trong máu. Trạng thái tinh thần của bạn sẽ tồi tệ hơn khi thức dậy vào ngày hôm sau và mức độ miễn dịch cũng giảm.
- Bỏ bữa tối Nếu cơ thể không ăn quá 10 giờ, cơ chế bảo vệ sẽ được kích hoạt, mức độ trao đổi chất sẽ giảm đáng kể, từ đó giảm lượng calo tiêu thụ.
Lúc này cơ thể sẽ mất đi phần lớn cơ bắp, giá trị trao đổi chất cơ bản cũng giảm xuống khiến bạn dễ dàng tăng cân. Khi bạn tiếp tục bữa tối, vóc dáng của bạn sẽ dễ dàng phục hồi.
Tóm lại, việc bạn bỏ bữa sáng hay bữa tối đều rất có hại cho sức khỏe. Cách làm đúng là nên sắp xếp ba bữa ăn hợp lý và đều đặn. Người muốn giảm cân có thể giảm lượng calo nạp vào trong ba bữa một cách hợp lý thay vì bỏ bữa sáng hoặc bữa tối.
Vậy ăn ba bữa một ngày như thế nào để tốt cho sức khỏe?
Tỷ lệ vàng khoa học của ba bữa ăn là 3:4:3. Ví dụ, nếu lượng calo hàng ngày của bạn là 2.000 calo thì lượng calo cho bữa sáng nên được kiểm soát ở mức 600 calo, bữa trưa là 800 calo và bữa tối là 600 calo.
Những người đang giảm cân có thể giảm tổng lượng calo khoảng 400-500 calo mỗi ngày, điều này có thể tạo ra sự chênh lệch lượng calo cho cơ thể và thúc đẩy giảm tỷ lệ mỡ trong cơ thể.
Ba bữa một ngày khoa học cũng nên được cân đối hợp lý. Người đang giảm cân nên tiêu thụ khoảng 50% lượng rau mỗi ngày, lượng thức ăn chủ yếu và thực phẩm giàu protein nên chiếm khoảng 25%.
Rau củ nên đa dạng và luân phiên mỗi ngày để món ăn luôn thú vị. Thực phẩm chủ yếu nên chọn carbohydrate có chỉ số GI thấp, tức là chủ yếu là ngũ cốc, còn thực phẩm giàu protein nên chọn ức gà ít béo, giàu protein, tôm, cá biển, trứng, các sản phẩm từ sữa...
Cuối cùng, lưu ý không nên ăn tối quá muộn. Tốt nhất nên kết thúc bữa tối trong khoảng thời gian từ 19h đến 20h để cơ thể có đủ thời gian tiêu hóa và tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Nguồn và ảnh: Sohu, The Healthy
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tỷ phú Jensen Huang thắng giải thưởng 3 triệu USD ở Việt Nam: “Tôi đại diện cho các đồng nghiệp tại NVIDIA”
CEO Nvidia Jensen Huang vừa được vinh danh là đồng chủ nhân của Giải thưởng Chính VinFuture 2024.
Trẻ em sẽ làm bài tập về nhà ra sao trong kỷ nguyên của ChatGPT? "Bố già AI" và Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đưa ra giải pháp