Bằng việc thâu tóm Red Hat, IBM sẽ có thể tiếp cận tới Openshift và cộng đồng phát triển xung quanh nó, một công cụ cần thiết cho chiến lược đa đám mây mà công ty đang hướng tới.
- Microsoft chiếm được thị phần đám mây, khiến Amazon và Google phải thay đổi chiến thuật
- Alibaba đã vượt mặt IBM trong mảng điện toán đám mây, và hiện đang chiếm được nhiều hợp đồng từ khách hàng châu Âu và Mỹ
- Dịch vụ đám mây Microsoft Azure sẽ đạt doanh thu 115 tỉ USD trong 10 năm tới, nhưng vẫn không thể vượt qua Amazon
Thông tin IBM thâu tóm Red Hat với số tiền 34 tỷ USD đã làm nhiều người sửng sốt. Với con số 34 tỷ USD, đây là thương vụ thâu tóm lớn nhất trong lịch sử IBM và nó lớn gấp 9,2 lần doanh thu và gấp 33 lần dòng tiền dự kiến của Red Hat trong 12 tháng tới. Tại sao IBM nghĩ rằng thương vụ này lại xứng đáng với số tiền khổng lồ đó, và liệu điều gì sắp diễn ra trong thời gian tới?
Dưới đây là một số khả năng dẫn đến thương vụ chấn động này:
Openshift: Điều hấp dẫn của Red Hat đối với IBM nằm ở bộ phần mềm Openshift của công ty. Cho dù cái tên Red Hat gắn liền với Linux, nhưng công ty đã thành công trong việc thâu tóm và tạo nên Openshift thành một nền tảng chức năng để các nhà phát triển xây dựng ứng dụng đám mây được container hóa (đóng gói ứng dụng trong các container) và được orchestration hóa (chỉ việc quản lý các kết nối giữa tải công việc trên đám mây công cộng và đám mây riêng tư) như Kubernetes hay k8s.
IBM muốn và thực sự cần tiếp cận vào cộng đồng các nhà phát triển quanh Openshift, vì vậy, không có mức giá nào quá cao cho việc này. Bất chấp thực tế về việc mảng kinh doanh Linux truyền thống của Red Hat đang sa sút, nhưng với IBM, giá trị của Openshift đối với họ là trên hết.
Cuộc chiến đa đám mây: IBM đang ở thế thua trong cuộc chiến đám mây với AWS, Microsoft và Google. Không chỉ vậy, họ còn đang bị các đối thủ khác vượt mặt và cạnh tranh khốc liệt, như Alibaba của Trung Quốc, và Oracle với thế mạnh về cơ sở dữ liệu đang hỗ trợ cho họ trong cuộc chiến đám mây.
Tuy nhiên, xu hướng đa đám mây đang tạo ra bước đột phá khổng lồ để tiến vào lãnh địa của những người khổng lồ công nghệ, và IBM sắp hết thời gian cần thiết trong trò chơi này. Không chỉ vậy, chỉ còn một số công cụ trên thị trường mà IBM có thể mua – và Openshift chính là một trong số ít đó.
Tính ưu việt của mã nguồn mở: như chúng ta đã thấy trong các thương vụ IPO gần đây của Elastic và MongoDB, tải công việc điện toán đang dịch chuyển sang đám mây và phần mềm đang chuyển sang mã nguồn mở. Các mô hình kinh doanh xoay quanh phần mềm mã nguồn mở đang nổi lên mạnh mẽ và một thương vụ chiến lược với quy mô chính là sự xác nhận cho xu hướng đó.
Liệu thương vụ này có hiệu quả với IBM? Theo ông Glenn Solomon, đối tác quản lý tại quỹ đầu tư GGV Capital, ông vẫn hoài nghi về điều đó. Trong khi IBM cho biết, giờ đây họ sẽ mang tới cho các công ty "giải pháp đám mây mở duy nhất" và điều đó sẽ "mở khóa toàn bộ giá trị của đám mây," nó cũng sẽ giúp cho nỗ lực của IBM nhằm giành lấy thị phần trong cuộc chiến đám mây.
Trong khi việc Openshift chấp nhận k8s và thu hút khách hàng nhờ vào việc nó hứa hẹn sẽ giúp cho việc quản lý đa đám mây trở nên linh hoạt hơn, thì giờ đây, khi nằm dưới quyền sở hữu của IBM, rất khó biết được liệu các nhà phát triển có còn xem Openshift như một nền tảng đám mây trung lập thực sự nữa hay không.
Đó là một động thái đầy mạnh mẽ. Và gần như chắc chắn nó sẽ kéo theo nhiều thương vụ thâu tóm và hợp tác chiến lược khác khi cuộc chiến đám mây đang ngày càng nóng lên.
Tham khảo Going Long
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín