Bộ tộc giàu có nhất châu Phi: Tù trưởng có thể lấy 80 vợ, móng tay người dân dát đầy vàng
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, sở hữu các mỏ vàng có trữ lượng khổng lồ nên những người dân bộ tộc Ashanti sống siêu sang chảnh, khiến ai cũng phải ngỡ ngàng.
- Thanh niên nghèo từng sở hữu đồng vàng chứa 1.000 Bitcoin có lúc trị giá gần 70 triệu USD: ‘Học đại học và lấy vợ khiến tôi trắng tay’
- Lối sống hướng nội trỗi dậy ở Trung Quốc: Thà chơi game còn hơn lấy vợ!
- Youtuber PewDiePie vừa lấy vợ xinh xong đã được ăn mừng 100 triệu subs
- Một Nhật Bản rất khác: Mang tiếng là nước giàu nhưng cánh đàn ông còn chẳng đủ tiền để lấy vợ
Nhắc đến châu Phi, phần lớn mọi người sẽ nghĩ đây là vùng đất nghèo khó, kinh tế lạc hậu, không phát triển. Song trên thực tế, đây lại là châu lục có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và dồi dào.
Châu Phi được coi là cái nôi của loài người. Đây là nơi khởi nguồn của sông Nile - con sông dài nhất thế giới. Và lưu vực sông Nile cũng chính là nơi khai sinh ra nền văn minh Ai Cập - một trong 4 nền văn minh lớn của loài người.
Ít ai biết rằng ở châu Phi cũng có một bộ tộc cực kỳ giàu có. Bộ tộc này nhiều vàng đến mức mang "đắp lên người, dát lên móng tay" cũng không hết.
Đó chính là bộ tộc Ashanti nằm ở phía Nam đất nước Ghana, thuộc Tây Phi. Đất nước Ghana là một quốc gia nhỏ, đang phát triển. Ước tính GDP của Ghana năm 2022 là 85.96 tỷ USD, một con số không quá ấn tượng.
Tuy nhiên, Ghana lại là đất nước sở hữu tài nguyên khoáng sản dồi dào cùng trữ lượng vàng khổng lồ, đứng thứ 2 châu Phi và trữ lượng kim cương đứng thứ 4 thế giới. Ngoài ra, Ghana cũng dồi dào về trữ lượng dầu mỏ, quặng sắt và quặng mangan khan hiếm.
Với vị thế thuận lợi khi việc sở hữu trữ lượng kháng sản khổng lồ, nơi đây có thể mua bán vàng dễ dàng với mức giá thấp. Vàng ở Ghana thực sự dễ dàng tìm thấy ở mọi nơi, người ta nói rằng chỉ cần bạn nhìn thấy 1 con sông tại đây thì bạn có thể vớt được cát vàng ở đó.
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, các mỏ vàng tại đây đã được khai thác hơn 500 năm, nhưng theo đánh giá từ trữ lượng khoáng sản hiện tại, người dân Ghana ước tính còn có thể khai thác thêm 700 năm nữa.
Bộ tộc giàu có, đeo cả cân vàng trên người
Tại đất nước nhiều vàng Ghana, bộ tộc Ashanti nổi tiếng khi sở hữu những mỏ khai thác vàng lớn nhất Ghana. Người dân của bộ tộc có cuộc sống sang chảnh, phụ nữ có thể đeo cả cân vàng trên người.
Bộ tộc Ashanti có dân số khoảng 3 triệu người, được tổ chức và sinh sống như một quốc gia độc lập, thu nhỏ.
Bộ tộc này rất giàu có, họ sở hữu một chiếc ghế lớn được làm bằng vàng ròng nguyên khối. Tuy nhiên, chiếc ghế vàng này chỉ để sử dụng cho mục đích thờ cúng những dịp trọng đại trong tộc chứ không ai được phép ngồi lên đó.
Người Ashanti yêu thích sử dụng các loại trang sức, phụ kiện bằng vàng, vương niệm,… để làm đẹp cho bản thân. Những phụ kiện vàng của họ được chế tác khá tinh xảo, thiết kế đa dạng. Thậm chí, đến cả móng tay của họ cũng được phủ kín vàng.
Và cũng giống với nhiều bộ tộc khác tại Châu Phi, bộ tộc Ashanti thực hiện chế độ đa thê. Đặc biệt tộc trưởng của bộ tộc này có tới 80 người vợ.
Điều khiến tất cả mọi người phải ngạc nhiên là những người vợ của tộc trưởng chung sống hòa hợp với nhau. Họ coi nhau như chị em trong nhà và cùng nhau phục vụ chồng.
Bộ tộc Ashanti cũng áp dụng hình thức cha truyền con nối. Người kế vị tộc trưởng sẽ thừa kế toàn bộ tài sản của tộc trưởng đời trước bao gồm cả vợ và thê thiếp.
Đặc biệt, mỗi lần tộc trưởng ra ngoài du ngoạn sẽ là một cảnh tượng đặc biệt, giống với hoàng đế thời xưa vi hành khi mang theo rất nhiều người hầu thân cận cùng 70 người vợ và thê thiếp đi chung.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"