Bức ảnh thương tâm chụp chú tê giác bị những kẻ săn trộm giết để lấy sừng đoạt giải nhất cuộc thi Nhiếp ảnh Cuộc sống Hoang dã 2017
Cuộc thi Nhiếp ảnh Cuộc sống Hoang dã 2017 được Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London tổ chức đã thu hút được gần 50.000 bức ảnh từ 92 quốc gia trên khắp thế giới tham gia.
Ngoài tính nghệ thuật, đôi lúc nhiếp ảnh cũng giúp chúng ta hiểu hơn về những kỳ quan và cả những tội ác của nhân loại. Bức ảnh chiến thắng cuộc thi ảnh Cuộc sống Hoang dã năm 2017 được Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London tổ chức giúp chúng ta thấy một góc rất khác, rất tàn khốc của con người.
Bức ảnh chiến thắng chung cuộc thuộc về phóng viên ảnh Brent Stirton, người chụp cho National Geographic và Getty Images. Nó chụp một con tê giác đen bị giết tại Trung tâm dự trữ sinh quyền Hluhluwe Umfolozi, Nam Phi. Tê giác đen là loài đang nằm trong tình trạng cực kỳ nguy cấp. Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới ước tính rằng nạn săn trộm để lấy sừng khiến chỉ còn khoảng 5.000 con tê giác đen trên thế giới.
Giám khảo Roz Kidman Cox cho biết bức ảnh phản ảnh một trong những tội ác môi trường lãng phí nhất, tàn nhẫn nhất, một tội ác mà công chúng cần lên án, phản đối mạnh mẽ hơn nữa".
Các giám khảo đã chọn ảnh của Stirton trong số gần 50.000 bức ảnh được gửi từ 92 quốc gia trên thế giới. Những bức ảnh đẹp nhất sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London từ ngày 20/10 và sau đó sẽ được đưa tới Mỹ, Úc... như một phần của một triển lãm du lịch.
Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng bức ảnh của Stirton và những bức ảnh đoạt giải khác trong cuộc thi ảnh Cuộc sống Hoang dã năm nay:
Đây là bức ảnh đoạt giải nhất trong hạng mục Hành vi: Chim của nhiếp ảnh gia Gerry Pearce. Bức ảnh chụp chú gà tây nước Úc đang làm dày thêm lớp đệm trong ổ.
Ảnh cận cảnh những chiếc chân của gấu bắc cực mẹ bên cạnh chân của chú gấu con của nhiếp ảnh gia Eilo Elvinger xếp cao nhất trong hạng mục ảnh đen trắng.
Nhiếp ảnh gia trẻ Ashleigh Scully với bức ảnh chú cáo săn mồi bằng cách cắm đầu vào lớp tuyết đã xếp hạng nhất trong hạng mục dành cho độ tuổi từ 11 tới 14.
Đây là Caco, chú gorilla sống trong công viên quốc gia ở Congo. Bức ảnh này giúp chủ nhân của nó Daniël Nelson, đoạt giải nhiếp ảnh gia trẻ và cũng đứng đầu trong hạng mục dành cho độ tuổi từ 15 tới 17.
Bức ảnh gần như siêu thực này là của nhiếp ảnh gia Tony Wu, nó giúp anh đoạt giải nhiếp ảnh gia của năm.
Đây là bức ảnh đoạt giải chung cuộc. Những kẻ săn trộm đã giết chú tê giác đen này vào năm 2016 để lấy sừng. "Bức ảnh của Stirton cho thấy nhân loại cần cấp bách bảo vệ hành tinh của chúng ta cũng như bảo vệ các sinh vật đang sống cùng chúng ta trên trái đất này", Michael Dixon, giám đốc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London chia sẻ.
Ánh mắt háu đói của chú mòng biển này được chụp bởi nhiếp ảnh gia trẻ Ektarina Bee, người đã chiến thắng hạng mục dành cho độ tuổi dưới 10. Bee đã chụp bức ảnh này khi những chú mòng biển đói bụng bay theo cô bé ngoài khơi Na Uy.
Ảnh quang phổ chụp một ấu trùng tôm hùm trên đầu một con sứa đã giành được hạng nhất thể loại ảnh dưới nước của cuộc thi năm nay.
Gia đình voi ba thế hệ xuất hiện trong bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Aaron "Bertie" Gekoski tại khu vực trồng cọ ở Borneo. Ngành công nghiệp dầu cọ phát triển vượt quá kiểm soát đã khiến loài voi mâu thuẫn với con người.
Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Laurent Ballesta tại Nam Cực cho chúng ta phần chìm của một tảng băng trôi to lớn như thế nào.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming