Các bác sĩ ủng hộ hay phản đối việc đi tiểu trong khi tắm?

    Thanh Long,  

    Nó rất tốt cho sức khỏe, nhưng có thể khiến bạn bị đái dầm mỗi khi nghe tiếng nước chảy.

    Đây là một bí mật, nhưng không thực sự là bí mật — nhiều người có một thói quen khá mất vệ sinh: Vừa tắm vừa đi tiểu. Đa số sẽ làm điều đó ở phòng tắm công cộng hoặc ở bể bơi, nhưng có một số người sẽ bất chấp làm điều đó ở nhà, ngay trong phòng tắm của mình.

    Logic của họ là: Nếu như mọi con đường đều dẫn về thành Rome thì mọi thứ nước bẩn cuối cùng đều sẽ trôi xuống cống.

    Các bác sĩ ủng hộ hay phản đối việc đi tiểu trong khi tắm?- Ảnh 1.

    Thói quen này có thể gây phiền hà và khó chịu cho những người sống chung nhà, vợ hoặc chồng, hoặc những người sử dụng chung phòng tắm bởi suy cho cùng thì mùi của sữa tắm, xà bông hoặc dầu gội đầu sẽ không thể át được mùi của amoniac bay hơi trong không khí.

    Nhưng có một người đặc biệt ủng hộ ý tưởng vừa tắm vừa đi vệ sinh, đó là Karyn Eilber, một bác sĩ, giáo sư tiết niệu tại Trung tâm Y tế tại Cedars-Sinai ở Los Angeles. " Thói quen này khá là tiện lợi ", ông nói. Phòng tắm là một địa điểm lý tưởng cho những công việc đa nhiệm ví dụ như vừa vệ sinh vừa thanh lọc cơ thể từ trong ra ngoài.

    Tốt cho cơ sàn chậu

    Ngay cả khi bạn là phụ nữ, bạn cũng có thể vừa đứng dưới vòi hoa sen đang chảy và vừa đi tiểu trong lúc tắm. Chẳng ai có thể cấm bạn làm điều đó cả, và chỉ cần thoa lại sữa tắm một lượt là cơ thể bạn sẽ hoàn toàn sạch sẽ, thơm tho.

    Một lập luận phổ biến chống lại việc tiểu đứng đối với phụ nữ là tư thế này không cho phép các cơ sàn chậu thư giãn, dẫn đến việc căng cơ và bàng quang không được làm rỗng hoàn toàn. Tuy nhiên, tiến sĩ David Shusterman, một bác sĩ đồng thời là trưởng phòng khám tiết niệu Modern Urologist ở Thành phố New York, khẳng định quan điểm này là không đúng.

    Các bác sĩ ủng hộ hay phản đối việc đi tiểu trong khi tắm?- Ảnh 2.

    Hai cơ kiểm soát dòng nước tiểu từ bàng quang của bạn được gọi là cơ thắt niệu đạo. Một cơ nằm ở gốc bàng quang và một cơ khác gần sàn chậu. Bác sĩ Shusterman cho biết các cơ sàn chậu yếu đi khi mọi người cố gắng đẩy nước tiểu ra ngoài. Đó là vì việc gắng sức để đẩy sẽ làm thắt chặt các cơ này và tạo thêm áp lực lên các cơ vùng chậu và bàng quang, khiến nước tiểu khó thoát ra.

    Bạn có thể tránh được tình trạng rặn mạnh này bằng cách đi tiểu dưới vòi hoa sen. "Trong khi tắm nước ấm, bạn có thể dễ dàng thư giãn các cơ ở bàng quang và sàn chậu để nước tiểu chảy ra ngoài", ông nói. "Trái ngược với tuyên bố rằng đi tiểu dưới vòi hoa sen là không lành mạnh, tôi nghĩ rằng thực ra nó rất tốt cho sức khỏe".

    Giảm nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu

    Giáo sư Eilber cho biết lợi ích thứ hai của việc vừa tắm vừa đi tiểu là nó giúp bạn giảm nguy cơ bị nhiễm trùng tiết niệu. Đối với nam giới, việc đi tiểu thông thường sẽ làm một chút nước tiểu đọng lại ở phần bao quy đầu của họ. Trong khi đối với phụ nữ, nước tiểu sẽ đọng ở phần môi lớn.

    Toàn bộ phần nước tiểu thừa này có thể tạo ra môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc nấm đường tiết niệu hoặc bộ phận sinh dục. Việc đi tiểu dưới vòi sen sẽ giúp cả hai giới rửa sạch nước tiểu thừa và giảm được các nguy cơ bệnh tật đó.

    Các bác sĩ ủng hộ hay phản đối việc đi tiểu trong khi tắm?- Ảnh 3.

    Mối lo ngại duy nhất là việc ai đó đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu rồi họ lại vừa đi tiểu vừa tắm ở nhà tắm công cộng. Lúc này, vi khuẩn từ người này có thể lây nhiễm sang người kia nếu họ sử dụng chung các thiết bị như đầu vòi sen và để gần vào bộ phận sinh dục của mình.

    Tuy nhiên, nếu không làm điều đó thì nguy cơ lây nhiễm chéo của bạn sẽ giảm xuống gần như bằng không. "Tôi sẽ không lo lắng về việc bị lây chéo từ người trước đó đã đi tiểu ở nhà tắm công cộng, hơn so với việc bản thân nhà tắm đã có nấm mốc", giáo sư Eilber nói.

    Vì vậy, lợi ích của việc giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu khi vừa tắm vừa đi tiểu được đánh giá là vượt qua những nguy cơ của nó.

    Tránh đi tiểu trong bồn tắm

    Bây giờ, chúng ta bắt đầu đến với những điều không nên làm thực sự trong phòng tắm. Đầu tiên, đó là việc đi tiểu trong bồn tắm.

    Trái với việc đi tiểu dưới vòi nước chảy khiến bộ phận sinh dục của bạn được rửa sạch, đi tiểu trong bồn tắm sẽ giữ nước tiểu, và tất cả các chất bẩn của nó, bao gồm vi khuẩn trong môi trường nước tù đọng. Điều này sẽ khiến mầm bệnh sinh sôi nảy nở và lây nhiễm ngược lại cơ thể.

    Đó cũng là lý do tại sao đi tiểu trong bể bơi là một hành vi rất mất vệ sinh, và đi tiểu trong khi đang ngâm mình trong bồn tắm là một ý tưởng còn khủng khiếp hơn thế rất nhiều. Nó làm tăng nguy cơ vi khuẩn và nấm xâm nhập vào niệu đạo của bạn khi ngồi trong bồn tắm.

    Các bác sĩ ủng hộ hay phản đối việc đi tiểu trong khi tắm?- Ảnh 4.

    "Nước tiểu là sản phẩm thải của chúng ta, nhưng đối với vi khuẩn và nấm, đó là thức ăn", bác sĩ Shusterman cho biết. Đi tiểu trong bồn tắm làm vi khuẩn phát triển mạnh hơn vì chúng đột nhiên có nguồn thức ăn hơn.

    Vì vậy, lời khuyên chân thành là bạn không bao giờ nên đi tiểu nếu tắm trong bồn tắm. Thậm chí, nếu bạn đã đi tiểu ở toilet rồi muốn ngâm mình trong bồn tắm, bạn cũng cần phải tắm tráng và rửa sạch bộ phận sinh dục của mình.

    Đừng làm điều đó trong khi có vết thương hở trên da

    Giáo sư Eilber cho biết vì việc đi tiểu trong khi tắm đem đến cảm giác tự do nhất có thể, đối với cả phụ nữ và nam giới, họ thường cho phép nước tiểu chảy ra cả chân mình. Mặc dù nước và sữa tắm sau đó sẽ rửa sạch tất cả, nhưng nếu bạn có vết thương hở trên da, nhìn chung bạn không nên để nước tiểu dính vào đó.

    Các bác sĩ ủng hộ hay phản đối việc đi tiểu trong khi tắm?- Ảnh 5.

    Như bác sĩ Shusterman đã nói, nước tiểu là thức ăn cho vi khuẩn và nấm. Khi nước tiểu rơi vào vết thương hở, nó có thể khiến vết thương khó lành vì vi khuẩn giờ đây có nhiều chất dinh dưỡng để tiếp tục phát triển, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp.

    Nguyên tắc với điều trị vết thương hở là bạn phải giữ cho nó sạch sẽ và khô thoáng nhất. Tốt nhất nếu có vết thương hở trên da, bạn nên băng nó lại trong khi tắm.

    Cẩn thận hiện tượng đái dầm mỗi khi nghe tiếng nước chảy

    Bây giờ, chúng ta sẽ đến với phần kỳ lạ nhất ở đây. Đó là thói quen đi tiểu trong khi tắm có thể khiến bạn bị đái dầm. Bác sĩ Shusterman cho biết đó là do nguy cơ cơ phát triển mối liên hệ tâm lý giữa tiếng nước chảy và cảm giác muốn đi tiểu.

    Vì hai sự kiện này xảy ra cùng lúc, não bộ bạn sẽ được luyện tập để tự nhiên thả lỏng bàng quang và các cơ vòng kiểm soát đi tiểu mỗi khi nghe thấy tiếng nước chảy. Nó giống như chú chó của Pavlov tự động chảy nước dãi mỗi khi nghe thấy tiếng chuông.

    Vì vậy, người có thói quen đi tiểu trong khi tắm đặc biệt cần để ý mỗi khi họ nghe tiếng nước chảy, xem nước tiểu của mình có tự động rò rỉ ra ngoài hay không?

    Các bác sĩ ủng hộ hay phản đối việc đi tiểu trong khi tắm?- Ảnh 6.

    Hiện tượng này thường dễ gặp ở người lớn tuổi và người già, khi cơ vòng của họ đã yếu đi.

    Tuy nhiên, ngay cả người trẻ có thói quen đi tiểu trong khi tắm cũng phải cẩn thận vào những lúc mà họ nhịn tiểu quá lâu hoặc trong khi ngủ, hoặc khi mới thức dậy chưa kịp tỉnh táo. Một tiếng nước chảy nào đó như tiếng vòi hoa sen có thể kích thích cơ vòng của họ giãn ra gây hiện tượng đái dầm.

    Nếu bạn muốn loại bỏ mối liên hệ này, giáo sư Eilber khuyên bạn nên tập thói quen đi tiểu trước khi mở vòi sen. Ngoài ra, nếu gặp phải các tình trạng tiểu không tự chủ khác, bác sĩ Shusterman khuyên bạn nên đi khám để có phương án điều trị với bàng quang và các cơ vùng sàn chậu.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ