Ngày càng nhiều công ty thiết kế chip bán dẫn Trung Quốc đang thuê các công ty tại Malaysia lắp ráp một phần chip cao cấp, nhằm phòng ngừa rủi ro trong trường hợp Mỹ mở rộng lệnh trừng phạt ngành chip Trung Quốc.
- Apple chuyển nguồn lực kỹ thuật quan trọng tới Việt Nam
- Chiến thắng khiến cả giới công nghệ vui mừng của Epic Games: Dằn mặt Google, Apple vụ cắt phế tới 30%, khiến 'cỗ máy in tiền' của 2 gã khổng lồ lao đao
- Thực hư việc "streamer ảo" tại chợ Bến Thành đã chốt hơn 900 đơn hàng?
- Mark Zuckerberg xây hầm trú ẩn cho "ngày tận thế"
- Bị đánh cắp thông tin, gánh nợ từ "trên trời rơi xuống": Cảnh báo trò lừa đảo mới khiến nhiều người tự biến mình thành nạn nhân
Các công ty Trung Quốc đang yêu cầu các công ty đóng gói chip của Malaysia lắp ráp một loại chip có tên bộ xử lý đồ họa (GPU).
Các công ty Malaysia cho biết, các yêu cầu chỉ là lắp ráp và không bao gồm chế tạo các tấm chip, điều này không trái với lệnh cấm nào của Mỹ.
Các nhà phân tích cho biết, khi nhu cầu về trí tuệ nhân tạo bùng nổ và lệnh trừng phạt của Mỹ càng gay gắt, thì hầu hết các công ty thiết kế bán dẫn nhỏ hơn của Trung Quốc đều phải vật lộn để đảm bảo hoàn thiện được sản phẩm.
Do đó, nhiều doanh nghiệp bán dẫn tại quốc gia tỷ dân này đã và đang đề nghị một số công ty Malaysia tham gia lắp ráp GPU.
Mặc dù chưa bị ảnh hưởng từ hạn chế xuất khẩu của Mỹ, nhưng đây cũng là lĩnh vực cần tới công nghệ phức tạp mà các công ty lo ngại rằng một ngày nào đó có thể trở thành mục tiêu của các lệnh cấm từ Mỹ.
Malaysia là một trung tâm lớn trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn, được coi là có vị thế tốt để thu hút thêm hoạt động kinh doanh khi các công ty chip Trung Quốc đa dạng hóa bên ngoài Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu lắp ráp.
Unisem, công ty thuộc sở hữu phần lớn của Huatian Technology Trung Quốc, và một số đơn vị lắp ráp chip khác của Malaysia đã nhận thấy hoạt động kinh doanh và yêu cầu từ các khách hàng Trung Quốc ngày càng tăng.
Chủ tịch Unisem John Chia cho biết: “Do lệnh trừng phạt thương mại và các vấn đề về chuỗi cung ứng mà nhiều nhà thiết kế chip Trung Quốc đã đến Malaysia để thiết lập thêm các hệ thống hỗ trợ hoạt động kinh doanh của họ trong và ngoài Trung Quốc”.
Malaysia được xem như một lựa chọn tốt vì quốc gia này có quan hệ tốt với Trung Quốc, có lực lượng lao động giàu kinh nghiệm, thiết bị tiên tiến và giá cả phải chăng.
Khi được hỏi liệu việc nhận đơn đặt hàng lắp ráp GPU từ các công ty Trung Quốc có khả năng gây ra phản ứng tiêu cực từ Mỹ hay không, ông John Chia cho biết các giao dịch kinh doanh của Unisem là hoàn toàn hợp pháp và tuân thủ mọi quy định. Ông Chia cũng nhấn mạnh rằng hầu hết khách hàng của Unisem ở Malaysia đều đến từ Mỹ.
Các công ty lắp ráp chip lớn khác hưởng lợi trong thời gian qua còn gồm có Malaysia Pacific Industries và Inari Amertron.
Malaysia hiện chiếm 13% thị trường toàn cầu về đóng gói, lắp ráp, thử nghiệm chất bán dẫn và đang đặt mục tiêu tăng tỷ lệ này lên 15% vào năm 2030.
Những công ty chip Trung Quốc đã công bố kế hoạch mở rộng tại Malaysia bao gồm Xfusion, một đơn vị cũ của Huawei.
Vào tháng 9/2023, Xfusion thông báo hợp tác với NationGate của Malaysia để sản xuất máy chủ GPU - máy chủ được thiết kế cho các trung tâm dữ liệu và được sử dụng trong AI và điện toán hiệu năng cao.
StarFive có trụ sở tại Thượng Hải cũng đang xây dựng một trung tâm thiết kế ở Penang, công ty thử nghiệm và lắp ráp chip TongFu Microelectronics - một liên doanh với nhà sản xuất chip AMD của Mỹ - cũng sẽ mở rộng cơ sở ở Malaysia.
Với nhiều chính sách ưu đãi, Malaysia đã thu hút được nhiều khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD. Vào tháng 8/2023, Infineon của Đức đã tiết lộ rằng họ sẽ đầu tư 5 tỷ euro để mở rộng nhà máy sản xuất chip tại đó.
Intel của Mỹ cũng cam kết xây dựng một nhà máy lắp ráp chip tiên tiến trị giá 7 tỷ USD ở Malaysia.
Trên thực tế, Malaysia không phải là lựa chọn duy nhất của các công ty Trung Quốc. Vào năm 2021, JCET Group, công ty thử nghiệm và lắp ráp chip lớn thứ ba thế giới, đã hoàn tất việc mua lại cơ sở thử nghiệm tiên tiến ở Singapore.
Các quốc gia khác như Việt Nam và Ấn Độ cũng đang tìm cách mở rộng hơn nữa sang dịch vụ sản xuất chip, với hy vọng thu hút những khách hàng muốn giảm thiểu rủi ro địa chính trị Mỹ - Trung.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"
Không chỉ là một mô hình AI mới, sự ra đời của Gemini 2.0 còn được Google xem như là cột mốc chuyển giao sang thời đại của các "tác nhân AI".
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI