Các nhà khoa học 'đánh thức' 13 loại virus thời tiền sử từ lớp băng vĩnh cửu ở Siberia
Virus 'thây ma' đã bị đóng băng tới 48.500 năm, nhưng một số có dấu hiệu cho thấy chúng vẫn có khả năng lây nhiễm.
- Cựu kỹ sư NASA đạt được kỳ tích khi thả rơi quả trứng từ ngoài không gian
- Làm cách nào để tạo ra tam giác bất khả thi 'Penrose'?
- Những loài vật có khả năng nghe siêu việt: Số 5 là thú cưng quen mặt của nhiều người
- 100 năm trước, những chiếc máy sấy tóc có vẻ ngoài như thế nào?
- Điều kỳ lạ xảy ra với những con sói bị nhiễm ký sinh trùng 'thay đổi tâm trí'
Trong nhiều thiên niên kỷ, các loại virus nguy hiểm đã ẩn nấp bên dưới lớp băng vĩnh cửu ở Siberia. Giờ đây, một nhóm các nhà khoa học đã hồi sinh hơn chục loại virus cổ đại này từ băng để chứng minh rằng điều đó là có thể và để gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng nhiều loại virus thời tiền sử hơn có thể xuất hiện khi Trái Đất nóng lên.
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Pháp, Nga, Đức và được công bố trên bioRxiv - nhưng chưa được bình duyệt - các nhà nghiên cứu đã phân lập được 13 loại virus từ 7 mẫu băng vĩnh cửu cổ đại ở Siberia. Science Alert giải thích rằng những mẫu này được lấy từ bên dưới hồ nước, từ lông của voi ma mút và thậm chí từ ruột của một con sói Siberia.
Theo báo cáo của Independent, một trong những loại virus này đã "ẩn mình" khoảng 48.500 năm trong lớp băng vĩnh cửu nhưng trên thực tế chúng vẫn có dấu hiệu cho thấy khả năng lây nhiễm đối với các loài sinh vật hiện đại.
Các nhà nghiên cứu nói rằng đây là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy virus bị mắc kẹt trong lớp băng vĩnh cửu không "hiếm" như người ta vẫn nghĩ trước đây. Họ cảnh báo rằng những loại virus như vậy có thể gây ra mối đe dọa sức khỏe cộng đồng khi biến đổi khí hậu làm Trái Đất nóng lên và làm tan chảy các vùng băng giá của hành tinh như Siberia.
Các nhà nghiên cứu đã viết trong nghiên cứu của họ: "Một phần tư bán cầu Bắc được bao phủ bởi mặt đất đóng băng vĩnh viễn, được gọi là băng vĩnh cửu".
"Do khí hậu nóng lên, lớp băng vĩnh cửu tan chảy không thể phục hồi nguyên trạng và đang giải phóng các chất hữu cơ bị đóng băng trong hàng triệu năm… bao gồm các loại virus từ thời tiền sử".
Các nhà nghiên cứu giải thích trong nghiên cứu của họ rằng có cả những tin tốt và tin xấu trong kịch bản này. Một mặt, con người đã phát triển công nghệ hiệu quả để chống nhiễm trùng do vi khuẩn. Vì vậy, nếu lớp băng vĩnh cửu tan chảy và hồi sinh vi khuẩn cổ đại, loài người sẽ có khả năng kiểm soát nó.
Các nhà khoa học viết: "May mắn thay, chúng ta có thể hy vọng một cách hợp lý rằng một dịch bệnh gây ra bởi một loại vi khuẩn gây bệnh thời tiền sử đã hồi sinh có thể nhanh chóng được kiểm soát bằng các loại kháng sinh hiện đại mà chúng ta có".
Tuy nhiên, virus cổ đại có thể là một thách thức nguy hiểm đối với nhân loại.
Các nhà nghiên cứu giải thích trong nghiên cứu của họ: "Tình hình sẽ thảm khốc hơn nhiều trong trường hợp các bệnh liên quan đến thực vật, động vật hoặc con người được gây ra bởi sự hồi sinh của một loại virus cổ xưa chưa được biết đến".
Họ chỉ ra rằng, không giống như vi khuẩn thường có thể được điều trị bằng nhiều loại kháng sinh, virus hiện cần được điều trị chuyên biệt hơn và có thể mất nhiều thời gian để phát triển những phương pháp điều trị này.
Các nhà nghiên cứu viết: "Thật không may, các đại dịch gần đây (và đang diễn ra) đã được ghi nhận rõ ràng… mỗi loại virus mới, thậm chí có liên quan đến cái họ đã biết, hầu như luôn yêu cầu phát triển các phản ứng y tế đặc biệt cao, chẳng hạn như thuốc kháng virus hoặc vaccine mới".
Họ nói thêm: "Do đó, việc suy nghĩ về nguy cơ các hạt virus cổ đại vẫn có thể lây nhiễm và quay trở lại lưu thông do sự tan băng của các lớp băng vĩnh cửu cổ đại là điều hoàn toàn cấp thiết".
Mặc dù các nhà nghiên cứu tin rằng "có khả năng" lớp băng vĩnh cửu cổ đại sẽ giải phóng virus từ hàng chục nghìn năm trước khi băng tan, nhưng vẫn còn một số điều mà chúng ta chưa biết về chúng, bao gồm cả khả năng sống sót của những loại virus này.
Các nhà khoa học lưu ý: "Những loại virus này có thể duy trì khả năng lây nhiễm trong bao lâu sau khi tiếp xúc với các điều kiện ngoài trời (ánh sáng tia cực tím, oxy, nhiệt) và khả năng chúng gặp và lây nhiễm một vật chủ phù hợp trong khoảng thời gian đó là bao lâu, vẫn chưa thể ước tính được".
Lưu ý rằng sự kết hợp giữa biến đổi khí hậu và sự gia tăng hiện diện của con người ở Siberia có thể tạo ra một điều kiện hoàn hảo cho sự lây nhiễm, các nhà khoa học nói thêm: "Nhưng rủi ro chắc chắn sẽ tăng lên trong bối cảnh Trái Đất nóng lên khi băng vĩnh cửu tiếp tục tan nhanh và dân số tiếp tục tăng lên cùng với sự trỗi dậy của các dự án công nghiệp tại Bắc Cực".
Hiện tại, có rất ít việc phải làm ngoài việc hy vọng rằng băng ở Siberia sẽ tan chậm và nó không làm hồi sinh một số loại virrus nguy hiểm đã ngủ yên từ lâu.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số
Giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết các khám phá của ông thường sẽ nảy sinh tại thời điểm mà ông ít mong đợi nhất. "Đó có thể là lúc mà tôi đi dạo với các con, hoặc làm vườn với vợ, hoặc hí hoáy gì đó trong bếp", ông nói.
Vừa đoạt giải Nobel, “Cha đỡ đầu của AI” đã thẳng thừng chỉ trích Sam Altman, tuyên dương một học trò cũ vì từng sa thải CEO OpenAI