Các nhà khoa học tìm ra cách loại bỏ BPA, chất hóa học độc hại thường có trong đồ nhựa

    zknight,  

    Mỗi năm cả thế giới sản xuất ra khoảng 15 tỷ tấn BPA.

    Các nhà khoa học vừa tìm ra cách loại bỏ một hóa chất được coi là “nỗi ám ảnh” trong đồ nhựa. Bisphenol A (BPA) thường bị nhiễm vào nước đóng chai, hộp đựng thực phẩm, đồ chơi thậm chí là bình sữa trẻ em. Nó có thể gây ra nguy cơ phát triển bệnh tự kỷ, giảm IQ, ảnh hưởng đến hooc-môn theo hướng làm tăng nguy cơ ung thư, tiểu đường và vô sinh.

    Được sử dụng từ những năm 1960, mỗi năm cả thế giới sản xuất ra khoảng 15 tỷ tấn BPA mà không có biện pháp xử lý hiệu quả. Nhiều người trong số chúng ta không quá quan tâm đến hóa chất này, thậm chí nhiều nơi trên thế giới, nước đóng chai nhiễm BPA còn được sử dụng như một nguồn an toàn hơn các loại nước khác.

     Các nhà khoa học tìm ra cách loại bỏ BPA, chất hóa học độc hại thường có trong đồ nhựa

    Các nhà khoa học tìm ra cách loại bỏ BPA, chất hóa học độc hại thường có trong đồ nhựa

    Nghiên cứu được dẫn dắt bởi nhà hóa học Terrence J. Collins đến từ Đại học Carnegie Mello, Hoa Kỳ. Công trình được coi là một bước đột phá, bởi nó đã hoàn thiện được một phương pháp khử tới 99% BPA khỏi nước, nhanh chóng và với chi phí thấp.

    Các nhà nghiên cứu đã phát minh ra một hệ thống sử dụng chất xúc tác được gọi là TAML, các phân tử nhỏ này bắt chước tính năng của enzyme oxy hóa.

    Khi kết hợp với hydrogen peroxide (hay còn gọi là nước oxy già), chất kích hoạt TAML có khả năng phân hủy hóa chất độc hại trong nước. Trong nghiên cứu mới của mình, Collins đã giải thích làm thế nào mà TAML có thể loại bỏ BPA một cách an toàn.

    Sau khi được hòa vào nước nhiễm BPA nặng, TAML và hydrogen peroxide đã làm giảm 99% BPA chỉ trong vòng 30 phút. Nó khiến BPA kết tụ lại thành các đơn vị lớn hơn được gọi là oligomers. Oligomers thì có thể kết tủa và lọc được ra khỏi nước.

    Một điều tuyệt vời nữa, các liên kết hóa học gắn giữa phân tử BPA với nhau không cho phép đám oligomers tan trở lại thành BPA. Collins và các đồng nghiệp của ông chứng minh rằng một khi BPA biến thành oligomers, nó không còn gây hại.

    Ngành công nghiệp nhựa và chất dẻo đang sử dụng BPA để làm tăng tính bền và đàn hồi trong sản phẩm. Việc sử dụng BPA tràn lan trên quy mô toàn cầu mà không có phương pháp xử lý đang khiến hóa chất độc hại này nhiễm vào các nguồn nước ngọt.

    “Hầu hết các nước thải chứa BPA đều không bao giờ đi tới một cơ sở xử lý nước”, Collins cho biết. “Phương pháp tiếp cận của chúng tôi có tiềm năng lớn khắc phục được vấn đề chất thải BPA”.

     Mỗi năm cả thế giới sản xuất ra khoảng 15 tỷ tấn BPA

    Mỗi năm cả thế giới sản xuất ra khoảng 15 tỷ tấn BPA

    Đó là trên tầm vĩ mô, còn trong đời sống, BPA đang có mặt khắp nơi, trong các chai, hộp nhựa, đĩa DVD, hóa đơn in trên giấy lụa… Hầu như tất cả các sản phẩm nhựa polycarbonate (PC) đều chứa BPA.

    Không có bất kể một sinh vật sống nào có khả năng thoát khỏi sự ảnh hưởng của BPA”,Collins nói. Hóa chất này tạo ta một mối nguy hại sức khỏe lớn. BPA giả làm estrogen và có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết của cơ thể.

    Các nghiên cứu trên cá, động vật có vú và tế bào người đã chỉ ra rằng hóa chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của sinh vật, sự chuyển hóa bên trong não, hệ thống thần kinh và sinh sản.

    Lo ngại về các ảnh hưởng sức khỏe của BPA, nhiều nhà sản xuất bắt đầu tung ra các dòng sản phẩm không chứa BPA từ năm 2010. Ở một số nước như Canada và Mỹ, BPA còn bị cấm sử dụng trong các sản phẩm như bình sữa dành cho trẻ em.

    Thế nhưng, cho tới thời điểm hiện tại, 15 tỷ tấn BPA vẫn đang được sản xuất ra mỗi năm trên toàn thế giới. Rõ ràng, nếu không có phương pháp xử lý sớm, chúng có thể tích tụ và đầu độc con người trong nhiều thế hệ.

    Tham khảo Dailymail

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ