Việc sử dụng công nghệ AI để tạo ra những gì trông giống như một website tin tức là hành vi lừa đảo đội lốt báo chí.
- Con người sẽ ra sao khi AI có được ý thức tự chủ?
- Không chỉ AI, Microsoft còn nhiều quân bài khác để đấu với Google trên chiến trường tìm kiếm
- Bị ChatGPT 'cướp việc', một doanh nghiệp mất 18 triệu USD doanh thu, vốn hóa bay 50% chỉ trong 1 ngày
- Nghề mai mối sắp hết thời vì ChatGPT: Hệ thống AI tự động dựng hồ sơ, tìm kiếm và sàng lọc đối tượng thích hợp, thậm chí nhắn tín ‘gạ’ hẹn hò hộ
Từ lâu các nhà nghiên cứu về các vấn đề tương lai đã cảnh báo về “thảm hoạ ngôn từ” (Textpocalypse) – một hiện tượng khi các website sẽ tràn ngập các văn bản do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra.
Theo đài Sputnik, các nhà nghiên cứu của tổ chức phân tích NewsGuard - một tổ chức chuyên theo dõi các thông tin giả mạo trong lĩnh vực công nghệ và báo chí - đã xác định được gần 50 website được tạo bởi các công cụ AI đăng thông tin không chính xác hoặc hoàn toàn giả mạo.
Tuy nhiên, vấn đề thực sự không phải là bản thân các thông tin sai lệch đó mà thực tế các website giả mạo tự cải trang thành hãng tin tức, lấy tên chung chung như Daily Business Post và giả vờ là một hãng truyền thông đáng tin cậy thu hút bạn đọc trong lĩnh vực truyền thông.
Phần lớn các website đơn thuần là nền tảng đăng tải nội dung do AI cung cấp. Thông tin trên các website này có nội dung chất lượng thấp, được lấp đầy bằng các từ khóa “nóng” để thu hút doanh thu quảng cáo.
Hầu hết các trang nội dung như vậy không tạo ra lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp. Tuy nhiên, một phần trong số website chạy quảng cáo có lập trình, nghĩa là AI tự động mua và bán không gian dành cho quảng cáo và từ đó chủ sở hữu của các website có được một nguồn thu nhập thụ động. Ngoài ra, một số công ty tìm đến các các trang nội dung này để tên của họ được nhắc tới, nhằm nâng cao thứ hạng tìm kiếm.
Gordon Crovitz – một nhà báo nổi tiếng của Mỹ đồng thời là chuyên gia về những công cụ AI - nói rằng “việc sử dụng các mô hình AI để tạo ra những gì trông giống như các website tin tức là hành vi lừa đảo đội lốt báo chí”.
Các nhà nghiên cứu cũng lo ngại một thực tế là các công cụ tạo nội dung như vậy đang trở nên gần như miễn phí. Theo ông Noah Giansiracusa, Phó Giáo sư khoa học dữ liệu và toán học tại Đại học Bentley (Mỹ), trước đây, khi thành lập một website tin tức giả dùng cho quảng cáo, chủ sở hữu sẽ phải đầu tư ít nhất một số nguồn lực, thuê người viết nội dung. Tuy nhiên, bây giờ tất cả mọi thức họ cần chỉ là một máy tính kết nối Internet và các nội dung sẽ được tạo dựng từ công cụ AI.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4