Các nhà sản xuất chip mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

    Nguyễn Hải,  

    Là sản phẩm thiết yếu cho cả ngành công nghệ, nhưng các nhà sản xuất chip lại đang trở thành nạn nhân cho cuộc chiến thương mại Mỹ Trung, hai thị trường chip lớn nhất thế giới.

    Nhiều năm gần đây là quãng thời gian hoàng kim của các nhà sản xuất chip máy tính, khi sản phẩm của họ có mặt trong hầu hết các sản thiết bị nghệ thiết yếu hiện tại. Điều này đã biến ngành công nghiệp chip trở thành nhân tố quan trọng cho các nền tảng công nghệ của các quốc gia. Cho dù vậy, giờ đây điều đó lại khiến họ đang bị mắc kẹt trong cuộc chiến tranh giành vị thế chính trị trên toàn cầu.

    Mắc kẹt trong cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc

    Ví dụ mới đây nhất là việc một tòa án tại Trung Quốc ra lệnh tạm thời cấm bán một số sản phẩm của Micron Technology Inc, công ty có trụ sở tại Idaho, Mỹ, chuyên sản xuất các loại chip thiết yếu cho hầu hết các smartphone.

    Vụ kiện này tập trung vào việc một công ty đối thủ cho rằng Micron đã ăn trộm một công nghệ chip chuyên biệt, cho dù vậy, vụ kiện này lại cho thấy nó ít liên quan đến luật lệ mà phần lớn là vì các nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm phát triển một ngành công nghiệp chip máy tính trong nước bằng bất kỳ giá nào. Cổ phiếu Micron sau đó đã giảm đến 8% trong phiên giao dịch.

     Cổ phiếu Micron sụt giảm 8% sau khi một tòa án Trung Quốc đưa ra lệnh cấm bán tạm thời với một số sản phẩm công ty.

    Cổ phiếu Micron sụt giảm 8% sau khi một tòa án Trung Quốc đưa ra lệnh cấm bán tạm thời với một số sản phẩm công ty.

    Cụ kiện vi phạm bằng sáng chế này được dành cho các sản phẩm của Micron sử dụng trong card đồ họa máy tính, thay vì mảng kinh doanh đầy béo bở của công ty với các con chip dành cho các máy tính và điện thoại hiệu suất cao. Điều đó có nghĩa là tác động tài chính đối với Micron từ lệnh cấm bán này sẽ rất hạn chế, nhưng các tác động chính trị của nó lại rất sâu sắc.

    Các nhà sản xuất chip đang là những người hưởng lợi lớn nhất so với các ngành công nghiệp khác khi Trung Quốc vươn lên trở thành một siêu cường kinh tế, nhưng giờ đây chính họ lại bị kẹt giữa chiến tuyến trong cuộc đối đầu Mỹ - Trung, hai thị trường chip máy tính quan trọng nhất thế giới.

    Bên cạnh cuộc chiến pháp lý của Micron ở Trung Quốc, Qualcomm Inc cũng đang phải vật lộn ở Trung Quốc với các yêu cầu pháp lý và một thương vụ thâu tóm bị cơ quan chống độc quyền Trung Quốc chặn lại. Các vụ việc này dường như để trả đũa cho lệnh trừng phạt của chính phủ Mỹ giáng lên công ty cung cấp thiết bị viễn thông Trung Quốc ZTE.

    Nạn nhân cho cuộc chiến thuế quan do Mỹ phát động

    Các nhà sản xuất chip cũng đứng cuối cùng trong danh mục thuế quan Mỹ, với mục đích chủ yếu nhằm ngăn chặn việc Trung Quốc ăn trộm công nghệ như đã từng xảy ra với Micron. Hiệp hội ngành Bán dẫn Mỹ đã ra tuyên bố cho rằng các chính sách của Mỹ có thể gây ra tác dụng ngược khi biến các nhà sản xuất chip Mỹ trở thành đối tượng chịu mức thuế quan 25%, thay vì dành cho các công ty Trung Quốc.

     Tỷ lệ doanh thu của các nhà sản xuất chip đến từ thị trường Trung Quốc.

    Tỷ lệ doanh thu của các nhà sản xuất chip đến từ thị trường Trung Quốc.

    Đó là vì các con chip được xem như nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ trở thành đối tượng chịu thế, trong khi thực tế có thể không phải như vậy. Micron đã tiết lộ rằng 51% doanh thu của họ trong năm tài chính gần đây nhất đến từ việc bán hàng ở Trung Quốc. Con số này dựa trên các địa điểm mà sản phẩm của Micron được đưa tới, thay vì các quốc gia cuối cùng nơi sản phẩm hoàn thiện được bày bán.

    Ví dụ, doanh thu của Micron được tính là đến từ Trung Quốc khi các chip nhớ của họ là các thành phần trong những smartphone được lắp ráp tại các nhà máy ở Trung Quốc, ngay cả khi những chiếc điện thoại đó được bán cho các khách hàng ở Mỹ và châu Âu.

    Cuộc chiến bằng sáng chế của Micron là điển hình cho một loạt các yếu tố đang làm những nhà đầu tư lo lắng về các nhà sản xuất chip. Bên cạnh cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc và nỗi lo về việc tranh chấp sở hữu trí tuệ với các công ty Trung Quốc, còn có các lo ngại khác cho rằng chu kỳ bùng nổ và suy tàn điển hình của ngành công nghiệp chip đã sắp sửa quay lại.

     Chỉ số của các công ty Bán dẫn sụt giảm 10% so với mức cao kỷ lục vào ngày 12 tháng Ba.

    Chỉ số của các công ty Bán dẫn sụt giảm 10% so với mức cao kỷ lục vào ngày 12 tháng Ba.

    Một phần của điều này do sự giám sát pháp lý đang được thúc đẩy bởi những yếu tố chính trị toàn cầu, chúng sẽ càng gây ra nhiều khó khăn hơn nữa cho ngành công nghiệp này. Tất cả những lo lắng này đã kéo chỉ số chung cho các nhà sản xuất chip giảm sau 10% so với mức kỷ lục vào ngày 12 tháng Ba.

    Cho dù vậy, đây vẫn chưa phải là thời điểm khó khăn nhất cho các nhà sản xuất chip. Các kết quả tài chính của nhiều công ty vẫn ở mức tốt, và họ dường như vẫn được hưởng lợi khi các công nghệ như trí tuệ nhân tạo và xe tự lái đang làm gia tăng nhu cầu của chip nhớ máy tính. Triển vọng có vẻ tươi sáng cho ngành công nghiệp này, nhưng hiện tại các hành động không dự đoán trước của chính phủ trên thế giới đã khiến các nhà sản xuất chip mất quyền kiểm soát tương lai của chính mình.

    Tham khảo Bloomberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ