Cải tiến sáng tạo của người Việt gây tiếng vang quốc tế: Một cái khe trên tường làm thay đổi thế giới
Khi vừa xuất hiện, công nghệ này đã mang tới một cuộc cách mạng trong lĩnh vực ngân hàng.
- Người dân ngày càng ít giao dịch qua ATM, thanh toán không dùng tiền mặt "lên ngôi"
- Chuyện thật như đùa: Mua hàng tại quầy tính tiền tự động vẫn bị máy yêu cầu tip, khách ngơ ngác: ‘Tôi đang tip cho ai đây?’
- Chuyện lạ về ngân hàng nhỏ nhất nước Mỹ: Không ATM, không trang web và chỉ có 1 nhân viên chính thức
- Ngân hàng Mỹ báo động vì chiêu dùng keo dán đánh cắp tiền tại ATM: Đi rút tiền mà gặp dấu hiệu này thì dừng lại ngay!
Một trong những "cha đẻ" của máy ATM
Theo GST Suvidha Kendra - một tổ chức tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp tại Ấn Độ, máy rút tiền tự động (ATM) được xem là một phát minh đã "cách mạng hóa" ngành ngân hàng. Nó được ví như "một cái khe trên tường làm thay đổi thế giới".
ATM trở nên phổ biến vào những năm 1950 và 1960. Chiếc máy rút tiền đầu tiên xuất hiện tại Nhật Bản trong những năm 1960 và lần đầu tiên được đưa vào sử dụng ở London (Anh) năm 1967. Người ta đã nhìn thấy chiếc máy kỳ lạ này tại ngân hàng Barclays.
Ngày 2/9/1969, máy ATM đầu tiên ở Mỹ ra mắt công chúng. Tại New York, chiếc máy đã được đưa vào phục vụ các khách hàng tại Ngân hàng Hóa chất ở Trung tâm Rockville.
Tới khoảng những năm 1970, các mạng kết nối liên ngân hàng được triển khai, cho phép người dùng sử dụng thẻ của một ngân hàng này để rút tiền tại máy ATM của một ngân hàng khác.
Các máy ATM mà chúng ta sử dụng hiện nay là kết quả của một loạt đổi mới. Năm 1960, Luther George Simijan được ghi nhận là người phát minh ra máy ATM. Tới năm 1962, Adrian Ashfield đã phát triển ý tưởng về hệ thống thẻ, giúp theo dõi việc phân phối dịch vụ.
Ngoài ra, thế giới đã ghi nhận nhiều nhân vật khác góp phần định hình máy ATM. GST Suvidha Kendra cho biết, một số cái tên rất nổi tiếng được đề cập là Donald Wetzel, John Shepherd-Barron và đặc biệt, có Tiến sĩ Đỗ Đức Cường của Việt Nam.
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ông Đỗ Đức Cường đã nhận được giấy chứng nhận "Inventor of Automated Teller Machine" (người sáng chế máy giao dịch tự động ATM) của Cơ quan Bản quyền - Phát minh Mỹ và được xem là một trong những "cha đẻ" của máy ATM.
Bước tiến đột phá
Sinh ra và lớn lên ở Đức Phổ, Quảng Ngãi, ông Cường đã theo học tại Đại học Y khoa nhưng sau đó bén duyên với ngành Kỹ Cơ khí tại Đại học Phú Thọ (Đại học Tổng hợp) ở Sài Gòn.
Năm 1963, một phái đoàn Nhật Bản đã đến Việt Nam để nghiên cứu về trí thông minh của người Việt. Ông Cường đã trở thành người có chỉ số trí thông minh cao nhất và nhận được học bổng du học tại Đại học Osaka.
Sau khi tốt nghiệp đại học danh tiếng của Nhật, ông Cường tiếp tục du học tại Mỹ. Ông có niềm đam mê với sáng chế và đã giành được 58 bằng sáng chế liên quan tới ngân hàng, cũng như công nghệ viễn thông.
Tài năng và những phát kiến của ông Cường nhanh chóng thu hút các tập đoàn lớn. Năm 1977, Walter Briston – khi đó là Giám đốc điều hành của Citibank (một trong những ngân hàng lớn nhất ở Mỹ) – đã đích thân tới mời ông Cường về làm việc với lời đề nghị "Dùng kỹ thuật để kiếm cho ngân hàng 1 tỉ khách hàng".
Khi đó, chiến lược của Citibank là mở rộng quy mô hoạt động ra các quốc gia/khu vực khác trên thế giới, tăng nhanh lượng khách hàng và thúc đẩy hiệu quả kinh doanh trên cơ sở giảm thiểu chi phí, tối đa hóa lợi nhuận.
Ông Cường được giao nhiệm vụ tìm cách để khách hàng chuyển dịch từ kênh giao dịch thông thường tại các chi nhánh sang kênh giao dịch tự động. Để làm được điều đó, ngân hàng cần có những công cụ mới.
Trong những năm 1970, các máy ATM xuất hiện rất nhiều lỗi và khiến người dùng do dự do chúng không dễ sử dụng. Những chiếc máy ATM đầu tiên cũng khá to, nặng và khó vận chuyển nên không được đặt ở những vị trí thuận tiện.
Chưa kể, các máy ATM công nghệ cũ chỉ có thể cấp một số tiền nhất định được ngân hàng mã hóa trên thẻ. Khách hàng không thể tự do lựa chọn số tiền họ muốn rút.
Chiếc máy ATM của Citbank thậm chí còn "ngốn" của ngân hàng này tới 1 triệu USD chi phí. Tuy nhiên, từ chiếc máy cồng kềnh đó, ông Cường, cùng đội ngũ kỹ sư, đã tiếp tục nghiên cứu và đưa ra cải tiến để có được những chiếc máy ATM hoàn thiện như ngày nay.
Mục tiêu mà ông Cường hướng tới là "quần chúng hóa" các dịch vụ ngân hàng, như thế mới có thể thành công.
Ý tưởng cải tiến của Tiến sĩ Đỗ Đức Cường, cùng với nhóm các tác giả khác, được xem là một trong những bước tiến quan trọng nhất đối với thiết kế của máy ATM, góp phần hoàn thiện cơ bản cấu trúc cốt lõi và mở rộng hệ thống ATM ra thị trường như hiện nay. Đây được xem là một bước tiến lớn của nhân loại trong lĩnh vực ngân hàng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"