Theo Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông), việc các đối tượng sử dụng rộng rãi công nghệ Deepfake gần đây đã trở thành mối đe dọa đối với không gian mạng tại Việt Nam.
- Dùng deepfake giả dạng Elon Musk để lừa tình, một phụ nữ Hàn Quốc sập bẫy mất cả tỷ đồng
- Giới chuyên gia khuyến nghị tăng cường quản lý công nghệ deepfake
- Các “ông lớn” công nghệ bắt tay chống thông tin giả mạo do Deepfake
- Việt Nam sẽ phải đối mặt nhiều hơn với các kịch bản lừa đảo do ChatGPT và DeepFake
- Lừa đảo deepfake và nguồn cung hình ảnh từ trò chơi ảnh chân dung AI
Theo Cục An toàn thông tin, tội phạm mạng thường sử dụng các cuộc gọi video Deepfake để mạo danh một cá nhân và vay mượn người thân, bạn bè của họ những khoản tiền lớn cho những trường hợp cấp bách.
Cụ thể, đối tượng làm giả/chiếm đoạt tài khoản của người dùng mạng xã hội, liên lạc với người thân trong danh sách bạn bè cho biết đang bị mắc kẹt khi du lịch tại nước ngoài và cần một khoản tiền ngay lập tức.
Sau đó, đối tượng sử dụng công nghệ Deepfake (công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra các đoạn video với hình ảnh, khuôn mặt nhân vật giống hệt như hình ảnh của người mà các đối tượng muốn giả mạo) và thực hiện cuộc gọi video (hình ảnh) để nạn nhân tưởng rằng đang nói chuyện với người thân của mình và nhu cầu vay tiền là có thật, từ đó chuyển tiền cho các đối tượng.
Trước tình trạng trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dùng có thể dùng chính các công cụ AI để nhận diện Deepfake nhằm giảm thiểu xác suất thành công của các vụ lừa đảo như Intel FakeCatcher, Microsoft Video Authenticator…
Đối với video deepfake, một số công cụ giúp nhận diện sự chuyển động không khớp giữa khuôn miệng và lời thoại. Một số công cụ phát hiện lưu lượng máu bất thường dưới da bằng cách phân tích độ phân giải của video vì khi tim bơm máu, tĩnh mạch của con người sẽ đổi màu. Người dùng có thể phát hiện Deepfake nhờ vào hình mờ đánh dấu tác giả.
Đặc biệt, Cục an toàn thông tin khuyến cáo người dùng cần đặc biệt nâng cao cảnh giác, không cung cấp thông tin cá nhân như căn cước công dân, tài khoản ngân hàng, mã OTP và không chuyển tiền cho người lạ qua điện thoại, mạng xã hội, các trang web có dấu hiệu lừa đảo.
Khi có yêu cầu vay/chuyển tiền vào tài khoản qua mạng xã hội, nên thực hiện các phương thức xác thực khác như gọi điện thoại truyền thống hay sử dụng các kênh liên lạc khác để xác nhận lại.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming