Câu chuyện về người duy nhất trong lịch sử được NASA xác nhận thực sự bị thiên thạch rơi trúng cùng kết cục "toang" đến khó tin
Bạn đã nghe thấy bao nhiêu trường hợp bị thiên thạch rơi trúng người? Nếu nhiều hơn 1 thì đừng tin vội, bởi người duy nhất trong lịch sử nhân loại được xác nhận bị thiên thạch rơi trúng chỉ có Ann Hodges mà thôi.
- Trước cả khi viên thiên thạch định mệnh đâm xuống Trái Đất, khủng long đã nhiễm độc thủy ngân nặng
- Khoa học cho loài sinh vật đơn bào khó tính này ăn kim loại thiên thạch, chúng sướng quá "nhảy" loạn lên
- Phát hiện dấu vết của đường trong thiên thạch có niên đại 5 tỷ năm tuổi, vén màn bí ẩn về quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất
Mỗi năm, Trái đất hứng chịu vô số các thiên thạch lớn nhỏ. Phần lớn trong số đó sẽ biến mất ngay khi chạm vào bầu khí quyển, nhưng có khoảng hơn 6000 viên đủ lớn để chạm được đến mặt đất.
Nghe đến đây, bạn cũng đừng vội hoảng sợ. Nên nhớ là 75% diện tích Trái đất được nước bao phủ, thế nên phần lớn số thiên thạch ấy sẽ biến mất không dấu vết dưới các đại dương. Chỉ một số ít rơi vào đất liền, nhưng thường quá nhỏ để gây nguy hiểm, và cũng chẳng đủ để khiến con người phải chú ý.
Nêu vậy để thấy rằng tỉ lệ chúng ta bị một viên thiên thạch rơi trúng là cực kỳ nhỏ, dù không có nghĩa là nó không xảy ra. Trên thực tế, có thể bạn đã đọc được ở đâu đó những người tự nhận mình từng bị thiên thạch rơi trúng, nhưng cho đến thời điểm hiện tại chỉ có một trường hợp duy nhất trong lịch sử được xác nhận là thật. Đó là Ann Hodges, người phụ nữ xui xẻo (hoặc... may mắn) nhất thế giới.
Người duy nhất bị thiên thạch rơi trúng
Cuộc đời của Ann Hodges bước sang một ngã rẽ mới vào trưa ngày 30/11/1954. Khi đó, Hodges đang nghỉ ngơi trên ghế sofa trong chính ngôi nhà của mình tại thị trấn Oak Grove (Alabama, Hoa Kỳ). Thế rồi đột nhiên, một cục thiên thạch to bằng quả bưởi rơi xuyên qua trần nhà, va thẳng vào chiếc đài radio bằng gỗ cạnh đó rồi dội trúng mạng sườn cô.
May mắn cho Hodges, vụ va chạm tuy khiến vùng sườn của cô lớn mà không gây tổn hại đến tính mạng. Trước khi diễn ra vụ tai nạn, người dân địa phương cũng nhìn thấy một tia lửa đỏ cắt ngang bầu trời. Nhưng do thời điểm ấy khá nhạy cảm - ngay giữa thời kỳ Chiến tranh lạnh, đa số chỉ nghĩ đó là tên lửa thử nghiệm, hoặc máy bay phản lực mà thôi.
Ann Hodges và vết bầm khổng lồ trên mạng sườn
Và cũng bởi đó là thời điểm nhạy cảm, một sự việc liên quan đến "thế lực ngoài Trái đất" diễn ra ở một thị trấn tách biệt hẳn sẽ chẳng ai chú ý đến. Nhưng không! NASA biết, và họ đến tận nơi để xem xét và ghi chép, qua đó đưa Hodges trở thành trường hợp đầu tiên và cũng là duy nhất cho đến thời điểm hiện tại được xác nhận đã bị thiên thạch rơi trúng người.
"Tỉ lệ bị tai nạn ô tô, bị lốc xoáy cuốn đi, thậm chí là bị sét đánh cũng còn cao hơn," - Michael Reynolds, một chuyên gia thiên văn từ ĐH Bang Florida chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2013.
Vợ chồng Hodges bên tảng thiên thạch
Ann Hodges bị thiên thạch rơi trúng nhưng không chấn thương quá nặng, sức khỏe sau đó cũng bình phục trở lại. Chuyện tưởng như chỉ có vậy, nhưng hóa ra lại kéo theo những bi kịch xung quanh cuộc đời của người phụ nữ này.
Tảng thiên thạch đen đủi
Julius Kempis McKinney - nông dân tại Oak Grove quả là một người may mắn. Hóa ra, "quả bưởi" rơi vào ngừoi Hodges là một phần của tảng thiên thạch lớn hơn. Cách vụ tai nạn vài dặm, McKinney bắt được một mảnh, rồi bán được nó cho Viện Smithsonian tại Washington, D.C.
Hodges thì không được may mắn như thế. Dù cô là người trực tiếp phải hứng "quả bưởi", nhưng quyền sở hữu của nó lại gây tranh cãi lớn. Bà chủ đất (Hodges chỉ là người thuê) đã đứng ra tuyên bố nhà là của bà, thì thiên thạch rơi trúng nó cũng là của bà luôn. Một số quan chức chính phủ cũng nhúng tay vào vì thời đó thiên thạch rất có giá trị. Như Julius Kempis - anh nông dân may mắn trên đã kiếm được một mớ kha khá, đủ để xây nhà mới luôn cơ mà.
Tảng thiên thạch mang tên "Hodge"
Tranh cãi nổ ra mà không có hồi kết, hệ quả tất yếu sẽ là những vụ kiện. Nhà Hodges phải hao tổn nhiều tiền của để theo đuổi nó suốt 2 năm. Rốt cục, bà chủ nhà cũng cảm thấy mệt mỏi và quyết định nhượng bộ, nhưng với điều kiện Hodges phải trả cho bà $500 (giá trị tương đương với hơn $4000 ở thời điểm hiện tại). Họ đồng ý sau một lúc đắn đo, vì cho rằng giá trị của tảng thiên thạch sẽ lớn hơn như vậy, và cũng muốn gỡ lại được chút tiền bạc đã chi cho vụ kiện.
Nhưng người tính không bằng trời tính! Ở thời điểm kết thúc vụ kiện, chẳng còn ai quá quan tâm đến thiên thạch nữa, và cũng không ai bỏ ra cả một đống tiền để mua "quả bưởi" từ trên trời rơi xuống cả. Rốt cục thì vì quá chán nản, Hodges quyết định tặng nó cho viện Bảo tàng lịch sử tự nhiên Alabama vào năm 1956, và hiện nó đang nằm cạnh 2000 tảng thiên thạch lớn nhỏ khác ở đây.
Nói về Ann Hodges, tảng thiên thạch dù không khiến bà gặp nguy hiểm, nhưng sức khỏe tinh thần sụt giảm nghiêm trọng. Vụ kiện cùng sự soi mói của dư luận đã khiến gia đình bà gặp quá nhiều áp lực. Đến năm 1964, vợ chồng nhà Hodges ly hôn, và bà qua đời trong cô đơn tại một nhà dưỡng lão tại Sylacauga vào năm 1972, khi mới 52 tuổi.
Trên thực tế nếu không tính đến yếu tố "được xác thực", thì cũng có nhiều trường hợp ghi nhận về việc bị thiên thạch rơi trúng. Đầu năm 2019, một báo cáo cho biết người đàn ông tại Ấn Độ đã qua đời vì thiên thạch, để lại một cái hố lớn trên mặt đất. NASA đã ghé đến điều tra, nhưng cho rằng kích cỡ vụ va chạm là quá nhỏ, hoàn toàn chỉ là tin đồn.
Tham khảo: IFL Science
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI