George Fan, cha đẻ của Plants vs. Zombies, từ chối biến game của mình thành một game chán ngắt, công cụ kiếm tiền của EA.
- Samsung thuê hẳn game thủ chuyên nghiệp chơi game suốt 12 tiếng để chứng minh QLED tốt hơn OLED
- Game thủ chuyên nghiệp Hàn Quốc "nghiền nát" trí tuệ nhân tạo 4 - 0 trong game StarCraft
- Cày game mobile 24 tiếng liên tục, một cô gái Trung Quốc đã bị mù một bên mắt
- Game thực tế ảo 8 bit chạy bằng dàn máy tính Commodore 64 cổ lỗ
Lại một vụ bê bối khác từ phía EA, lần này là câu chuyện từ Edmund McMille, nhà phát triển game độc lập được biết tới với tựa game Super Meat Boy và The Binding of Isaac – cả hai game đều rất thành công và được đại đa số game thủ đón nhận.
Edmund McMille.
Trong một buổi trả lời phỏng vấn kênh YouTube BaerTaffy, trong khi nhân tiện nói về vụ lùm xùm xoay quanh việc nhà phát triển EA khiến cộng đồng game thủ dậy sóng, McMille có kể câu chuyện về George Fan – người tạo ra Plants vs. Zombies và lý do tại sao ngày xưa Fan bị đuổi khỏi EA.
Bởi họ đã từ chối áp dụng yếu tố trả tiền cho game dễ thắng hơn – pay-to-win vào trong Plants vs. Zombies 2.
Nội dung câu chuyện của McMillen như sau:
Các bạn muốn nghe một câu chuyện trong ngành liên quan tới EA và một nhà phát triển game độc lập ư? Đây là một câu chuyện không mấy ai biết, và tôi mong rằng tôi không quá lời và khiến ai phật ý, dù là tôi biết câu chuyện của tôi có thể làm vậy ... tôi cứ tạm nói nó là "có những chi tiết lằng nhằng" nhé.
Câu chuyện về một người bạn của tôi, George Fan. George làm ra một game có tên "Insaniquarium". Anh ấy hoàn thiện game này lâu rồi và giật được một đống giải, anh được PopCap chiêu mộ. PopCap tuyển anh về, ghép anh với một nhóm 2 người khác, và nói rằng "Anh làm game đi" và anh ấy đồng ý, rằng "được rồi tôi sẽ làm Plants vs. Zombies".
Anh ấy hoàn thiện nó, và game có những thành công vang dội, họ được EA chiêu mộ, EA làm cho game ngày càng có tiếng vang hơn. Rồi EA nói rằng "được rồi, chúng ta sẽ tập trung vào điều này này và sẽ làm phần tiếp theo, thêm nhiều phần game nhỏ nữa, rồi này rồi kia". George nói rằng "tôi đã có ý tưởng rất hay cho phần sau".
Anh làm nó với đội ngũ phát triển độc lập của mình, với một đầu óc biệt lập và những thành viên khác. Đây là một dự án cá nhân. Tôi hiểu anh ấy chứ, tôi có thể thấy từng nhân vật có một thứ gì đó riêng, có một chút gì đó tới từ chính anh George. Nó chính là đứa con tinh thần của anh.
George Fan.
EA nói rằng "ê anh biết đó, hãy làm phần game tiếp theo, bắt đầu bằng phần game tiếp theo này, và ta sẽ đưa nó lên nền tảng điện thoại, và ta sẽ biến game này thành game trả-phí-để-thắng-dễ-dàng-hơn – pay-to-win". Anh ấy bảo rằng "tôi không biết nữa, có vẻ ý tưởng này không hay lắm, và tôi không muốn làm thế với game mà mình tạo ra", và rồi họ nói rằng "anh bị đuổi việc". Anh ấy rời EA.
Câu chuyện như vậy đó, George Fan từ chối biến game của mình thành một sản phẩm nhằm mục đích kiếm thật nhiều tiền của EA, vì thế anh đã bị đuổi thẳng. Việc George Fan bị đuổi khỏi PopCap (đã bị EA mua lại) diễn ra từ hồi 2012, nhưng lý do thì đến giờ ta mới biết.
McMillen nói rằng Fan cũng không ký hợp đồng giữ im lặng với EA, đồng nghĩa với việc Fan hoàn toàn có thể kể câu chuyện này ra. Hãy chờ xem Fan nói gì về sự việc này.
Lại một câu chuyện đáng xấu hổ khác tới từ EA. Liệu họ có rút được kinh nghiệm gì từ những bài học đắt giá này?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"