Game thủ chuyên nghiệp Hàn Quốc "nghiền nát" trí tuệ nhân tạo 4 - 0 trong game StarCraft
Nhưng các nhà nghiên cứu lại tuyên bố là cứ để AI luyện tập đi, con người sẽ không có cửa thắng nữa đâu.
- Cảm nhận đầu tiên về StarCraft bản 4K: không còn 1 dòng code nào của quá khứ, tất cả đều làm từ đầu, cân đo bằng mắt
- Sau Starcraft, Blizzard tiếp tục “hồi sinh” hai huyền thoại khác là Diablo 2 và Warcraft 3
- Cao thủ StarCraft sẵn sàng nghênh chiến AI, cuộc so tài lịch sử đáng chờ đợi nhất giữa trí thông minh nhân tạo và con người
- Nhìn sinh vật có thật này mà xem, chẳng khác gì Zerg trong StarCraft
May mắn thay, trong trò chơi StarCraft đình đám, loài người chúng ta vẫn hơn được trí tuệ nhân tạo.
Điều đó đã được chứng minh rõ ràng vào hôm thứ Ba vừa rồi, khi game thủ StarCraft chuyên nghiệp Song "Stork" Byung-gu đã hạ gục được bốn con bot trong bốn ván đấu khác nhau. Con đặc biệt nhất có tên là CherryPi, được phát triển bởi phòng thí nghiệm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo của Facebook, ba con còn lại tới từ Úc, Na Uy và Hàn Quốc.
Buổi thi đấu đã diễn ra tại Đại học Sejong, Seoul, Hàn Quốc và nó đã diễn ra đều đặt hàng năm từ hồi 2010 rồi cơ. Những ván đấu trước đây, các cỗ máy sẽ được thử sức với nhau chứ chưa "đủ trình" đối đầu với con người. Đứng đầu sau cuộc thi này là Viện Kỹ nghệ Điện và Điện tử Hoa Kỳ - Institute of Electrical and Electronics Engineers (IEEE).
Tuy cuộc thi này không thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng như giải cờ vây tổ chức năm ngoái, nhưng với các nhà nghiên cứu AI (và với những người yêu thích game), thì đây lại là một sự kiện rất đáng chú ý: vì StarCraft là một trò chơi rất khó để AI có thể học cách chơi một cách thành thạo, và đơn giản vì đây là StarCraft.
Không giống cờ vây, cho phép trí tuệ nhân tạo có thể quan sát được toàn bộ bàn cờ, tính toán từng nước đi, thì StarCraft lại yêu cầu "người chơi" phải tự nhớ những gì mình đã nhìn được, biến hóa chiến thuật của mình để khắc chế đối phương.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực StarCraft thổ lộ rằng họ sẵn sàng đương đầu với AI trong trò tủ của mình. Hai game thủ hàng đầu, "ByuN" Hyun Woo (trước đây là GhostKing), nhà vô định Giải StarCraft II Thế giới 2016 và Lee Jaedong, một huyền thoại nay đã nghỉ hưu, đi làm bình luận viên StarCraft, khẳng định với MIT Technology Review rằng họ sẽ so tài với AI trực tiếp trên sóng truyền hình, giống như những gì các kì thủ cờ vây đã làm.
Tuy nhiên, chẳng cần phải tổ chức một cuộc thi như vậy làm gì nữa, mọi thứ đã ngã ngũ rồi. Song Byung-gu đã đánh bại lần lượt cả 4 con bot, chỉ trong vỏn vẹn 27 phút. Trận dài nhất dài 10 phút rưỡi, trận ngắn nhất chỉ 4 phút rưỡi. Dù rằng những con bot có thể điều quân, thao tác nhanh hơn, làm được nhiều việc hơn con người, nhưng nó vẫn không phải đối thủ của ta.
Đã có lúc, con bot được Na Uy phát triển đã thực hiện được 19.000 hành động trong một phút. Những game thủ hàng đầu cũng chỉ đạt được con số vài trăm hành động một phút mà thôi. Thế mà vẫn thua.
Tay của Lee Jae-dong, game thủ StarCraft chuyên nghiệp tại giải Ongamenet Starleague 2012.
Anh Song Byung-gu năm nay 29 tuổi, nói rằng những con bot tiếp cận với game khác với cách người chơi chúng ta chơi. "Chúng tôi chỉ điều quan tấn công khi mình có cơ hội chiến thắng bằng lính cũng như bằng khả năng điều khiển lính của mình", anh Song trả lời phỏng vấn. Ngược lại, AI lại cỗ giữ cho lính của mình sống sót, không dám liều lĩnh. Ta có thể đùa rằng, đây là lòng trắc ẩn của AI với những "đồng loại" của mình.
Anh cũng vẫn tìm ra được những điểm ấn tượng của những hệ thống AI này. "Nhiều lúc, cách mà chúng điều quân phòng ngự nhà của mình trước những đợt tấn công của tôi cực kì đáng ngạc nhiên", anh nói.
Song Byung-gu.
Ông Kim-Kyung-joong, giáo sư chuyên ngành kĩ thuật máy tính tại Đại học Sejong, người đã tổ chức cuộc thi lần này nói rằng những con bot đã gặp rất nhiều hạn chế, một phần lớn nằm ở việc không có nhiều dữ liệu để huấn luyện chúng. Nhưng điều này sẽ sớm được khắc phục.
Tháng Tám vừa rồi, DeepMind và Blizzard đã tung ra bộ công cụ phát triển AI tương thích với StarCraft II. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để các hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể học được thêm những chiến thuật, những chiêu trò mới.
Nhiều chuyên gia tin rằng một khi những con bot này được huấn luyện bài bản, nó sẽ đánh bại những game thủ hàng đầu. "Khi mà bot trí tuệ nhân tạo được lắp thêm hệ thống đưa ra quyết định tiên tiến như AlphaGo, con người sẽ không có cơ hội chiến thắng nào", Jum Han-min, giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc tuyên bố.
Trong khi đó, những game thủ bình thường chúng ta gặp bot mức khó thôi đã bó tay rồi …
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android