Chân dung 10 tỷ phú công nghệ giàu nhất Trung Quốc, có người được gọi là "Steve Jobs phiên bản Trung"
Từ CEO của ByteDance đến người sáng lập WeChat, đây là 10 tỷ phú công nghệ giàu có nhất Trung Quốc.
- Xe máy điện nhái Vario của tập đoàn Sơn Hà giống hệt xe Trung Quốc: Chung kiểu dáng và nhiều thông số
- Vật chưa đến 1mm từng làm Trung Quốc 'mất ăn mất ngủ': Thủ tướng phiền lòng, ra tuyên bố dậy sóng cả ngành công nghiệp
- Cuộc đổi ngôi về công nghệ ở châu Á: Cùng theo đuổi giấc mơ làm máy bay nhưng 15 năm sau Nhật Bản chịu thua, C919 của Trung Quốc chính thức cất cánh
- Trung Quốc ra đòn trả đũa trong cuộc chiến chip với Mỹ, lộ diện mục tiêu đầu tiên
- Ắc quy muối: Vũ khí bí mật có thể sớm đưa Trung Quốc thành bá chủ trong lĩnh vực xe điện, ngay cả Elon Musk cũng phải 'hít khói'
10. Richard Liu: 9,5 tỷ USD
Richard Liu, 50 tuổi, còn được gọi là Liu Qiangdong. Ông là người sáng lập JD.com, gã khổng lồ thương mại điện tử mua bán các sản phẩm như quần áo, đồ gia dụng và sách, có hơn 569 triệu người dùng.
Theo Bloomberg, ông Liu sở hữu 14,5% cổ phần của JD.com, công ty có vốn hóa thị trường khoảng 67 tỷ USD. Ông là cổ đông lớn nhất của công ty tính đến năm 2022.
9. Robin Li: 9,76 tỷ USD
Xếp ở vị trí thứ 9 là ông Robin Li, 54 tuổi. Ông là đồng sáng lập và CEO của công cụ tìm kiếm nổi tiếng Baidu của Trung Quốc.
Được thành lập vào năm 2000, công cụ tìm kiếm của Baidu hiện có khoảng 622 triệu người dùng hoạt động mỗi tháng. Công ty cũng đứng sau Bách khoa toàn thư Baidu, bách khoa toàn thư nổi tiếng bằng tiếng Trung lớn nhất trên thế giới.
Phần lớn tài sản của ông Li đến từ 20% cổ phần trong Baidu. Vốn hoá thị trường của công ty này đang ở mức 46 tỷ USD. Baidu hiện đang phát triển một chatbot AI được xem là đối thủ với ChatGPT của OpenAI.
8. Gong Hongjia: 11,6 tỷ USD
Doanh nhân nối tiếp Gong Hongjia, hay còn được gọi là Kung Hung Ka, là người đồng sáng lập công ty Công nghệ kỹ thuật số Hàng Châu Hikvision. Công ty chuyên cung cấp các sản phẩm giám sát.
Bên cạnh đó, người đàn ông 58 tuổi này cũng là người sáng lập công ty internet di động Funinhand, nhà sản xuất radio Tescun và công ty bảo mật Watchdata Technologies.
Phần lớn tài sản của vị tỷ phú đến từ Hikvision. Ông là cổ đông cá nhân lớn nhất với 18% cổ phần của công ty. Công ty có vốn hóa thị trường khoảng 60 tỷ USD, theo Yahoo Finance.
7. Lei Jun: 11,7 tỷ USD
Theo South China Morning Post, Lei Jun được mệnh danh là "Steve Jobs phiên bản Trung Quốc".
Ông Jun, 53 tuổi, là người sáng lập và là chủ tịch của Xiaomi. Tập đoàn Xiaomi được mệnh danh là "Apple của Trung Quốc" vì đã mang đến một chiếc điện thoại thông minh rẻ hơn cho khách hàng tại thị trường tỷ dân này.
Tính đến năm 2022, Xiaomi là thương hiệu điện thoại thông minh bán chạy thứ ba trên thế giới, theo Forbes. Theo nguồn tin của Bloomberg, ông Jun nắm 24% cổ phần của công ty. Hiện tại vốn hoá thị trường của Xiaomi khoảng 39 tỷ USD.
Ông Jun cũng sở hữu 9% cổ phần tại JOYY, một nền tảng truyền thông xã hội và giải trí với vốn hóa thị trường 2,1 tỷ USD và 13% Kingsoft, một phần mềm chơi game và bảo mật với vốn hóa thị trường 2 tỷ USD.
6. Zhang Zhidong: 16,3 tỷ USD
Zhang Zhidong, còn được biết đến với cái tên Tony Zhang. Ông được biết đến là người đồng sáng lập Tencent, gã khổng lồ internet tại Trung Quốc. Hiện tại Ông Zhang nắm 3,4% số cổ phần tại đây.
Ông và Ma Huateng đã thành lập Tencent vào năm 1998 khi còn là sinh viên tại Đại học Shezen. Dưới sự lãnh đạo của Zhang, Tencent đã ra mắt WeChat, một trong những ứng dụng nhắn tin được sử dụng rộng rãi nhất ở Trung Quốc.
Zhidong đã từ bỏ vai trò Giám đốc công nghệ của mình vào năm 2014 vì lý do cá nhân. Ông hiện là chủ tịch của Học viện Tencent, nơi ông đào tạo nhân viên của công ty với tư cách là giảng viên.
5. Colin Huang: 24,2 tỷ USD
Colin Huang là người sáng lập và cựu Giám đốc điều hành của PDD Holdings, công ty đứng sau Pinduoduo, một nền tảng thương mại điện tử được sử dụng rộng rãi của Trung Quốc.
Pinduoduo bán các sản phẩm từ mỹ phẩm đến sản phẩm tươi sống với 733,4 triệu người dùng hoạt động mỗi tháng. Ông Huang, 43 tuổi, đã trở thành tỷ phú trong vòng chưa đầy 3,5 năm nhờ số cổ phần của ông sở hữu tại Pinduoduo.
4. William Ding: 27,9 tỷ USD
William Ding là Giám đốc điều hành của NetEase, nhà cung cấp dịch vụ internet của Trung Quốc đã giúp mang các trò chơi nổi tiếng như "World of Warcraft", "Overwatch" và "Westward Journey" đến với người dân tại đất nước tỷ dân.
Doanh nhân 51 tuổi này còn được biết đến với việc đưa các bộ truyện tranh Marvel như Captain American và Iron Man từ Mỹ đến Trung Quốc. Khối tài sản của ông Ding phần lớn nhờ vào 44% cổ phần trong NetEase. Theo Yahoo Finance, công ty có mức vốn hóa thị trường là 59 tỷ USD.
3. Jack Ma: 34 tỷ USD
Jack Ma là người đồng sáng lập và cựu Giám đốc điều hành của Alibaba, gã khổng lồ thương mại điện tử của Trung Quốc được mệnh danh là "Amazon của Trung Quốc".
Theo Bloomberg, tài sản của người đàn ông 58 tuổi này có liên quan đến 3,9% cổ phần của ông trong Alibaba và Ant Group. Hiện tại, Alibaba có giá trị vốn hóa thị trường là 245 tỷ US. Ông cũng có cổ phần trong các công ty giải trí Trung Quốc như Beijing Enlight Media và Huayi Brothers.
Năm 2019, Jack Ma rời khỏi hội đồng quản trị của Alibaba để tập trung toàn bộ thời gian vào hoạt động từ thiện thông qua quỹ mang tên ông.
2. Ma Huateng: 40,3 tỷ USD
Ông Ma Huateng là đồng sáng lập và CEO của Tencent, tập đoàn công nghệ Trung Quốc đứng sau ứng dụng nhắn tin di động nổi tiếng WeChat.
Ứng dụng này được khoảng 1,3 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng sử dụng để nói chuyện với bạn bè, gửi tiền và đặt taxi. Khối tài sản của ông Huateng phần lớn được tạo nên từ 7,4% cổ phần của ông trong Tencent.
1. Zhang Yiming: 42,3 tỷ USD
Ông Zhang Yiming, 40 tuổi, là người sáng lập và cựu CEO của ByteDance, công ty mẹ đứng sau nền tảng truyền thông xã hội TikTok. ByteDance cũng sở hữu FlipChat, một đối thủ cạnh tranh của WeChat, Duoshan, một ứng dụng nhắn tin video và Douyin, phiên bản tiếng Trung của TikTok.
Khối tài sản của ông Yiming đến từ số cổ phần trong ByteDance. Theo Bloomberg, công ty được định giá 220 tỷ USD và đạt doanh thu 80 tỷ USD vào năm 2022. Chỉ riêng hoạt động kinh doanh tại Hoa Kỳ của TikTok có thể trị giá từ 40 đến 50 tỷ USD tính đến tháng 3 năm nay.
Nguồn: Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming