Các nhà nghiên cứu vũ trụ hàng đầu tại Nga đang hợp tác cùng các kỹ sư tên lửa nhằm chế tạo vũ khí mang đầu đạn hạt nhân với nhiệm vụ thay đổi quỹ đạo tiểu hành tinh để cứu Trái Đất lúc nguy cấp.
Theo Telegraph, chương trình nghiên cứu hợp tác NEOShield giao nhiệm vụ cho các nhà khoa học không gian Nga xây dựng kế hoạch "bắn hạ" bất kỳ tiểu hành tinh nào có thể đe dọa an toàn cho Trái Đất. Kế hoạch này có liên quan mật thiết tới một loại vũ khí hạt nhân đang được nghiên cứu.
Được biết chương trình trên được tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu (EC) và là sáng kiến duy nhất được cấp tiền triển khai nhằm đối phó với các vật thể bay gần Trái Đất (NEOs). Cơ quan vũ trụ Mỹ NASA hiện cũng đang nghiên cứu một dự án tương tự.
Theo Viện nghiên cứu khoa học chế tạo máy thuộc cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos, chương trình nghiên cứu đã tiến hành phân bổ nhiệm vụ giữa các thành viên của các nước và các tổ chức khác nhau kể từ 2012 tới nay. Về phần mình, Roscosmos được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch làm chệch hướng NEOs bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân.
Một tiểu hành tinh đủ lớn có thể quét sạch sự sống trên hành tinh này nếu nó va chạm với Trái Đất. Bởi lý do đó các nhà nghiên cứu Nga khẳng định, quyền sinh tồn của con người đủ lớn để thế giới có thể tạm gác lại Hiệp ước Không gian ngoài Trái Đất lập vào 1967. Trong đó xác nhận việc cấm sử dụng vũ khí hạt nhân ngoài không gian. Tuy nhiên nếu như chúng ta một mực tuân theo hiệp ước, tương lai của loài người có thể bị đe dọa.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, quỹ đạo của tiểu hành tinh có thể bị thay đổi nếu xảy ra một vụ nổ hạt nhân ở gần đó. Vụ nổ không nhất thiết phải phá huỷ tiểu hành tinh nhưng thay vào đó sẽ đốt cháy một khối lượng lớn đối tượng, tạo ra hiệu ứng phản lực đẩy thay đổi quỹ đạo tiểu hành tinh đó và cứu lấy Trái Đất.
Vũ khí hạt nhân không phải là giải pháp duy nhất được tính đến trong chương trình NEOShield. Thậm chí các nhà khoa học đã tính đến việc hy sinh một con tàu vũ trụ để lao vào tiểu hành tinh nhằm làm chệch quỹ đạo. Hoặc giải pháp thay đổi trọng lực của tiểu hành tinh cũng đã được tính đến.
Ngoài ra, Nga cũng công bố về kế hoạch phát triển phần mềm theo dõi tiểu hành tinh trong những năm sắp tới.
Vệt khói từ đuôi của một thiên thạch quét qua thành phốChelyabinsk (Nga) hồi 2013.
Công tác bảo vệ sự an toàn của loài người trước những mối nguy hiểm từ vũ trụ chưa bao giờ cấp thiết hơn ở thời điểm hiện tại. Đã có khoảng 1.500 người bị thương và 7.000 toà nhà bị hư hại sau khi một thiên thạch rộng gần 20 mét lao xuống thành phố Chelyabinsk tại Nga vào 2013.
Năm 1908, một thiên thạch thậm chí còn lớn hơn nhiều với đường kính từ 60 - 190 mét đã san phẳng gần 200 ha rừng trước khi phát nổ tại Tunguska, vùng tự trị Evenk, Siberia. Ước tính sức phá huỷ của thiên thạch đó tương đương với 1.000 quả bom hạt nhân thả xuống thành phố Hiroshima.
Tiến Thanh/Theo VNReview
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"