Chỉ 1 năm đã có vài startup Việt "lạ hoắc" gọi vốn triệu USD nhờ ICO, điều mà các startup nổi nhất như ví Momo hay Tiki phải mất rất nhiều năm: Chuyện gì đang diễn ra trong giới startup vậy?
Teky, Kyber Network đã gọi được vốn triệu USD chỉ trong năm 2017. Theo thống kê, vốn ICO hiện gấp 10 lần vốn VC. Rõ ràng không ở đâu như trong thị trường tiền ảo, người ta lại thấy những dòng tiền khủng khiếp như thế.
- Startup đánh vào nhu cầu thích mua sắm hàng hiệu giảm giá của người Việt vừa nhận đầu tư 3 triệu USD
- Đường đường là cường quốc kinh tế nhưng Nhật Bản chỉ có duy nhất 1 startup kỳ lân: Tâm lý sợ thất bại kéo lùi cả một xã hội?
- Trong khi ở Việt Nam, Grab đang đối mặt với chuyện tài xế biểu tình đòi giảm chiết khấu thì ở Ấn Độ, công ty này đã mua một startup về thanh toán di động
- Quá đen cho Shark Hưng: Sau 10 tập mới quyết định xuống tiền tới 800.000 USD, nhưng bị cả 2 startup từ chối
- Mất hơn 65 năm để công nghệ "không tưởng" này thành hiện thực, và trở thành xu hướng của hầu hết startup trong năm 2018
Tại Việt Nam, các startup nổi danh nhất lúc này chính là các công ty gọi được vốn ‘khủng’ từ nguồn vốn đầu tư mạo hiểm (Venture Capital - VC): Momo 28 triệu USD, Tiki 18 triệu USD, GotIt! 9 triệu USD hay Vntrip 3 triệu USD. Một điểm chung ở những cái tên này là đều đã hoạt động trong một thời gian dài đáng kể, đã có sản phẩm, đội ngũ đủ mạnh.
Thế nhưng, điều này dường như đã thay đổi hoàn toàn với sự xuất hiện của những đồng tiền mã hóa (cryptocurrency) và đặc biệt là hình thức gọi vốn bằng tiền ảo (ICO). Có những thương vụ chỉ cần có ý tưởng, bản cáo bạch, chưa nhất thiết có sản phẩm, một vài buổi Road show để cộng đồng tin tưởng, đã có thể mang về triệu đô. Người ta cảm giác rằng ICO giờ đây dường như trở thành một con đường mới dễ dàng hơn nhiều cho các công ty khởi nghiệp tìm kiếm nguồn vốn.
Minh chứng là ngay trong năm 2017 vừa qua, người ta đã thấy ít nhất là 2 thương vụ các startup Việt rất trẻ gọi vốn bạc triệu USD bằng ICO. Cùng với đó, cũng đã có 1 startup đạt tốc độ gọi vốn nhanh chưa từng thấy.
Kyber Network (52 triệu USD trong vài giờ): Quy mô lớn nhất trong lịch sử khởi nghiệp của người Việt!
Tên tuổi startup Việt thành công nhất với ICO năm qua không ai khác chính là Kyber Network. Công ty của CEO Lợi Lưu, đặt tại Singapore, đã đạt thành tích không thể ấn tượng hơn hồi tháng 9/2018: huy động 52 triệu USD, tương đương 1.200 tỷ đồng, trong chỉ vài giờ đồng hồ.
Theo như mô tả trong sách trắng, Kyber Network là mô hình sàn giao dịch cryptocurrency phi tập trung (decentralized exchange). Sàn giao dịch của Kyber Network sẽ có tính thanh khoản cao, có thể đảm bảo những giao dịch tức thì với tỷ giá ổn định.
Xa hơn, Kyber Network hướng đến việc thực thi các giao dịch tài chính phức tạp hơn, ví dụ như các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hay cho phép các ví tiền có thể nhận thanh toán từ bất kỳ đồng tiền nào. Nói chung, với những gì trình bày, Kyber Network hứa hẹn sẽ là sàn giao dịch hoàn thiện nhất trong tất cả các sàn giao dịch cryptocurrency đang tồn tại trên thế giới.
Với độ 'hot' của mình, Kyber Network, hay đồng tiền mã hóa KNC startup này bán ra, đã trở thành một món đầu tư rất hời cho những ai tin tưởng. Sau hơn 1 tuần kể từ lúc thương vụ kết thúc, giá niêm yết bán trên các sàn của đồng KNC đã tăng gấp 5 lần so với giá bán khi ICO.
So sánh con số nói trên với những số liệu trong các thương vụ gọi vốn ‘khủng nhất’ trước đó của Momo, Tiki, GotIt! và Vntrip, có thể thấy Kyber Network chính là thương vụ huy động vốn ấn tượng nhất mà các startup của người Việt đạt được cho đến lúc này.
Điều thú vị mà có lẽ không nhiều người biết là khi gọi vốn thành công nghìn tỷ, Kyber Network vẫn mới là một startup rất trẻ và vẫn chưa ra mắt sản phẩm sàn giao dịch của mình.
Học viện Teky (2,7 triệu USD trong 3 tháng): Startup giáo dục đầu tiên của Việt Nam làm ICO
Theo sau Kyber Network, một startup gọi vốn thành công bằng tiền ảo khác của người Việt chính là Học viện sáng tạo công nghệ Teky phát hành ra đồng tiền mã hóa của riêng mình là MEK. ICO từ tháng 11/2017 đến tháng 1/2018, startup 1,5 năm tuổi này đã thu hút được gần 2.000 nhà đầu tư và kêu gọi được số tiền 2,7 triệu USD, tương đương với hơn 61 tỷ đồng.
Có nhiều điểm rất đặc biệt khi nói về dự án của Học viện Teky và đồng tiền mã hóa MEK. Trước hết, đây chính là dự án giáo dục đầu tiên ở Việt Nam thực hiện gọi vốn bằng tiền mã hóa. Đồng thời, với con số xấp xỉ 3 triệu USD, Teky cũng ghi danh mình với tư cách startup giáo dục ở Việt Nam gọi được số vốn khủng nhất từ trước đến nay.
Điều quan trọng nhất, khác với Kyber Network, là Teky không hề 'tay không bắt giặc'. Trước khi thực hiện ICO, startup này đã có 'sản phẩm thật' chính là 2 cơ sở đặt tại Hà Nội và Thành phố hồ Chí Minh của một Học viện giảng dạy chương trình giáo dục STEAM (các môn về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, toán học) cho trẻ em. Thị trường này được đánh giá là vô cùng tiềm năng, bởi trong trào lưu của cuộc cách mạng 4.0, STEM chính là những kỹ năng thiết yếu mà bất cứ ai cũng cần trau dồi.
Theo như mô tả, đồng tiền điện tử MEK của Teky sẽ trở nên hữu dụng khi đồng hành với trang thương mại điện tử MEK store ra mắt vào tháng 3/2018 sắp tới. Khi đó, người nắm giữ có thể dùng đồng MEK để đổi lấy nhiều loại đồ chơi và thiết bị công nghệ thông minh trên trang MEK store.
Không như nhiều ICO khác, sản phẩm của Teky là đã 'có thật'
Thậm chí, người ta cũng có thể dùng MEK để đăng ký, thanh toán cho các khoá học STEAM tại các Học viện TEKY toàn bộ trong khu vực Đông Nam Á thay vì chi trả theo các phương thức truyền thống. Nói như vậy, đồng tiền MEK này cũng sẽ là một công cụ để Học viện Teky vươn tới thị trường khu vực.
Được biết, dù đăng ký thành lập tại Seychelles - một quốc gia tại Đông Phi - nhưng đứng sau Teky và chiến dịch ICO chính là Tập đoàn NextTech của Việt Nam. Đây là một startup thuộc thế hệ thứ 2 tại Việt Nam với giấc mơ trở thành một Rocket Internet (công ty của Đức sở hữu nhiều startup đình đám như Lazada, Zalora, Foodpanda...) của Đông Nam Á. Hiện tại, những cái tên như nổi bật ở Việt Nam như Weshop, Shipchung, ví Ngân lượng...đều là sở hữu của NextTech.
Bigbom (10 tỷ đồng trong 1 giờ): 'The next big ICO' của Việt Nam?
Một ví dụ khác nữa về startup Việt cũng đang có cơ hội làm nên chuyện khi gọi vốn bằng ICO chính là startup được nhắc đến mới đây, Bigbom - công ty huy động số tương đương 10 tỷ đồng (gần nửa triệu USD) trong vòng 1 giờ.
Startup này có trụ sở tại Singapore, có đội ngũ 10 người đều là người Việt, đang phát triển một hệ sinh thái quảng cáo phi tập trung mang tên Bigbom Eco. Mục tiêu của Bigbom Eco là trở thành một 'sân chơi' chung dành cho tất cả những nhà bán quảng cáo (publisher), những nhà quảng cáo (advertiser), các đơn vị agency và các nền tảng quảng cáo (Ad platform), với điểm thắt công nghệ là 'hợp đồng thông minh' giúp giải quyết niềm tin giữa người mua và người bán.
Chỉ sau khoảng 1 tiếng mở bán đồng tiền mã hóa BBO, Bigbom đã đạt được tốc độ gọi vốn rất mạnh, có lẽ chỉ xếp sau Kyber Network là 10 tỷ đồng/giờ. Quan trọng hơn, vòng gọi vốn cho những nhà đầu tư Việt Nam này của Bigbom được kéo dài tới 1 tuần lễ. Nếu tốc độ trên được duy trì, vốn gọi được có thể lên đến số triệu USD và một 'big ICO' mới của Việt Nam có thể sẽ xuất hiện.
Vốn ICO đã gấp 10 lần vốn VC: Những thương vụ đình đám sẽ còn xuất hiện trong năm 2018?
Là "bong bóng" hay là công nghệ mới làm nên những cuộc cách mạch trong xã hội? Để trả lời cho câu hỏi hóc búa về Blockchain và ICO này, có lẽ cần rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, có một thực tế là lúc này, vốn từ các hình thức ICO các startup kêu gọi đã vượt rất xa vốn đầu tư mạo hiểm (VC). Cần lưu ý rằng, tiền ảo mới là trào lưu rộ lên trong năm nay, còn VC là hình thức đầu tư đã tồn tại nhiều thập kỷ.
Nguồn: Coindesk. Việt hóa: Tomocoin
Nhìn vào thống kê này của trang tin Coindesk để thấy: Trong 3 quý đầu năm 2017, gây quỹ từ ICO đã đạt hơn 2 tỷ USD, trong khi gây quỹ từ VC chỉ là gần 500 triệu USD, tỷ lệ gấp 4 lần. Nếu tính riêng trong quý III năm ngoái, tỷ lệ này còn lên đến 10 lần.
Với 3 ví dụ về Kyber Network, Teky, Bigbom có thể mới chỉ là khởi đầu cho một loạt các thành tích gọi vốn rực rỡ sắp tới đây của các startup Việt.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming