Ai phát minh ra thời gian mà để chúng lằng nhằng thế này?
Một trong những khái niệm mang tính cách mạng mà chúng ta tìm ra được tại thế kỷ 20 là thời gian không phải là một thước đo mang tầm vũ trụ.
Dù là bạn ở đâu trên địa cầu này, dù bạn đang ở giây phút nào thời điểm nào, thì khái niệm thời gian vẫn không hề tuyệt đối. Tốc độ của thời gian hoàn toàn phụ thuộc vào vận tốc và gia tốc của chính bạn tại thời điểm tính.
Nhưng, tại sao ở cùng một “thời gian”, ta lại có thể vừa nhanh lại vừa chậm? Tính tương đối đã mang lại cho chúng ta điều đó.
Bạn hãy xem video dưới đây để hiểu rõ hơn:
Thời gian luôn luôn tương đối, ở mọi thời điểm mọi lúc và mọi nơi.
Ta đang không nói về việc nhận thức thời gian, thứ mà trong một nghiên cứu gần đây đã nói rằng sự nhận thức ấy đang tăng tốc, nhờ vào sự quá phong phú các thiết bị công nghệ trong cuộc sống chúng ta. Đây là tốc độ của thời gian thực, được biểu diễn bằng các thí nghiệm đo đạc khi tăng tốc những hạt photon và hạt muon.
Trong thuyết tương đối của Einstein, sự giãn nở thời gian mô tả sự khác biệt thời gian giữa hai sự kiện diễn ra, được đo bằng những người quan sát đang chuyển động tương đối với nhau. Vờ cơ bản, sự giãn nở thời gian có nghĩa là ta chuyển động càng nhanh, thì thời gian sẽ bị ảnh hưởng càng nhiều.
Theo như clip cho thấy, hãy tưởng tượng rằng hai người A và B đang đi qua vũ trụ theo hai con đường khác nhau, rồi đột nhiên đi qua nhau. “Từ góc nhìn của A thì người B đang chuyển động, vì thế B sẽ đi chậm hơn nhưng nếu nhìn từ góc nhìn của B thì B đang nhìn thấy A đang di chuyển, vì thế thời gian của A sẽ chậm hơn”.
Nếu như cả A và B đều nghĩ rằng người kia chuyển động chậm hơn thì hoặc A hoặc B phải đi chậm chứ? Nhưng mọi chuyện lại không đơn giản như vậy.
Việc này sẽ phụ thuộc vào cách bản chuyển hướng thời gian với mỗi lần bạn thay đổi tốc độ của mình.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming