Chiêu lừa độc địa đến từ dòng tin nhắn làm quen trên Facebook: Đến chuyên gia an ninh mạng cũng sập bẫy, mất trắng 6 tỷ
Điều khiến một chuyên gia an ninh mạng sập bẫy không phải thủ đoạn công nghệ cao tay mà là thứ khiến bất kỳ ai cứng rắn nhất cũng phải gục ngã.
- Mách bạn dấu hiệu lừa đảo lấy cắp Telegram OTP
- Cứ tưởng thắng được kẻ lừa đảo, cô gái xem lại tài khoản ngân hàng mới thảng thốt: "Sao chỉ còn số 0 thế này"?
- Cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo giả mạo các ứng dụng Chính phủ, Tổng cục Thuế
- Muôn kiểu lừa đảo mua vé concert của Blackpink: Người mất trắng 6 triệu đồng, kẻ méo mặt vì 1 vé giá chục triệu đồng có tới vài chủ sở hữu
- Vì sao lừa đảo trực tuyến vẫn tràn lan?
Chuyên gia an ninh mạng cũng bị lừa
Norm Jones không biết phải làm gì lúc này. Mọi suy nghĩ trong đầu anh giờ đây chỉ xoay quanh mối tình vừa tan vỡ.
Người phụ nữ mà anh trò chuyện gần như mỗi ngày trong 5 tháng qua hóa ra không như những gì mà cô ấy nói. Số tiền 250.000 USD (hơn 6 tỷ đồng) mà anh đầu tư theo lời khuyên của người tình - khoản tiền tiết kiệm cả đời và tiền lương hưu - đã mất sạch. Anh sẽ phải bán căn nhà.
Điều này đáng lẽ không thể xảy ra với Jones, người đàn ông 54 tuổi vốn dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông và an ninh mạng ở Thung lũng Silicon.
Anh rơi vào một vụ lừa đảo trên internet mà các chuyên gia cho rằng ngày càng trở nên tinh vi và độc địa hơn, khiến nạn nhân đôi khi tuyệt vọng đến mức tự làm hại mình.
Vào tháng 3, nhân viên cấp cứu tìm thấy Jones bất tỉnh trong phòng tắm sau khi anh quyết định tự tử.
“Bố nghĩ tôi đã chết”, anh nói với NBC News. “Anh trai tôi và mọi người cũng vậy.”
Jones đang dần ổn hơn và muốn chia sẻ câu chuyện của mình về trò lừa mà anh gặp phải. Điều khiến một chuyên gia an ninh mạng sập bẫy không phải thủ đoạn công nghệ cao tay mà là thứ khiến bất kỳ ai cứng rắn nhất cũng phải gục ngã: Tình yêu.
Thủ đoạn lừa hàng trăm hoặc hàng nghìn USD thông qua thẻ quà tặng giờ đây đã lỗi thời. Chúng muốn kiếm đậm hơn bằng cách dụ dỗ nạn nhân chuyển tiền vào các kế hoạch đầu tư giả mạo.
Những kế hoạch đó đã được thúc đẩy bởi sự gia tăng của tiền điện tử, vừa là một cách hấp dẫn để làm giàu nhanh chóng, vừa là cơ chế để những kẻ lừa đảo chuyển lượng lớn tiền mặt mà không thể bị truy vết hay lấy lại.
Trò lừa đảo có hai giai đoạn: Giành được lòng tin của nạn nhân bằng cách nuôi dưỡng một mối quan hệ lãng mạn giả tạo trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, sau đó thuyết phục họ đổ tiền vào một kế hoạch có viễn cảnh trở nên giàu có. Trên thực tế, tiền của họ đã mất ngay từ lúc này.
Kẻ lừa đảo Jones có tên là Aranya, lần đầu tiên nhắn tin cho anh trên Facebook vào tháng 11. Anh mất cảnh giác khi thấy cô trong danh sách bạn bè với một vài người bạn trên Facebook.
Mặc dù ưa dùng Signal, ứng dụng nhắn tin có độ bảo mật cao, anh vẫn đồng ý trò chuyện với với Aranya bằng Telegram, một ứng dụng nhắn tin được biết đến là phổ biến với những kẻ lừa đảo. Họ cũng thỉnh thoảng nói chuyện qua điện thoại.
Aranya nhanh chóng trở thành bạn gái trên mạng và là một phần quan trọng trong cuộc đời anh. Anh thấy cô xinh đẹp và rạng rỡ. Cô dường như có một cuộc sống xa hoa, thứ mà cô nói rằng đến từ các khoản đầu tư tiền điện tử.
Jones lấy điện thoại để nhắn tin cho cô khi anh đi bộ ở Los Gatos và viết những bài hát mà họ sẽ hát cùng nhau. Trong suốt thời gian đó, cô thúc giục anh đầu tư thông qua một trang web tiền điện tử, sau đó thuyết phục anh vay thêm tiền.
Jones chỉ bắt đầu nghi ngờ vào tháng 2 vừa qua. Họ lên kế hoạch gặp nhau ở thành phố New York: nơi anh có nhiều bạn bè, trong khi Aranya nói rằng cô đang ở căn hộ sang trọng của chú mình tại Manhattan.
Nhưng sau khi anh đến, cô bất ngờ thay đổi câu chuyện, nói rằng đang ở Seattle và Jones nghi ngờ có điều gì đó rất không ổn.
Đến tháng 3, Jones rơi vào hoảng loạn. Tín dụng của anh cạn kiệt. Anh không thể lấy tiền của mình ra khỏi trang web tiền điện tử. Anh trình báo với FBI nhưng không nhận được phản hồi.
Anh ước tính đã mất hơn 250.000 USD và nợ tiền phạt vì đã rút tiền mặt từ quỹ, nhưng điều đáng sợ nhất là không thể giữ được căn nhà. Hơn hết, anh cảm thấy nhục nhã và tổn thương vì mất hết niềm tin vào Aranya.
Tổn thương to lớn
Ashley, 36 tuổi, một trường hợp khác, cũng bất ngờ khi không biết cha mình, Joe Bleibtrey, bị gài bẫy trong một vụ lừa đảo đầu tư cho đến khi ông qua đời.
Cô đã chắp nối mọi thông tin lại với nhau bằng cách xem điện thoại của cha sau khi ông tự tử vào tháng 1. Cũng giống như Jones, kẻ lừa đảo Bleibtrey làm quen trên Facebook và thuyết phục ông chuyển cuộc trò chuyện sang Telegram.
Trong bốn tháng, người mà Bleibtrey coi là người tình trên mạng đã thuyết phục ông đầu tư tất cả những gì đang có - tiền tiết kiệm và cả hai tài khoản hưu trí với tổng trị giá khoảng 500.000 USD – vẫn lời hứa hẹn sẽ kiếm bộn tiền bằng cách đầu tư tiền điện tử.
Bleibtrey kết liễu đời mình ngay sau khi nhận ra câu chuyện của người phụ nữ là không có thật và tiền tiết kiệm của ông đã ra đi mãi mãi.
“Người này đã chiều ý một điều gì đó cho bố tôi theo cách lãng mạn, điều mà dường như ông sẽ không thể có được với bất kỳ ai. Thật không may, chính thứ này đã tạo đủ niềm tin để ông ấy chấp nhận rủi ro”, Ashley, con gái nạn nhân cho biết.
Cô chia sẻ rằng những tác động về sau mới là điều rất khó giải quyết, khi cô cố gắng sắp xếp cuộc sống của mình, đau buồn vì người cha qua đời và giải quyết các khoản nợ.
Còn với Jones, anh hiện đang tập trung vào việc phục hồi. Sau nhiều tháng ở trung tâm chăm sóc, anh chuyển đến sống cùng một trong những người bạn thân nhất ở Gilroy.
Anh đang bán nhà để trang trải nợ nần và nỗ lực chữa bệnh, cả về tinh thần lẫn thể xác, đồng thời dành thời gian cho anh trai và cha của mình.
Vào tháng 4, Jones gửi cho Aranya một bức ảnh về quá trình hồi phục và nói rằng anh đã tuyệt vọng vì trò lừa đảo của cô ấy. Tin nhắn được đánh dấu trên Telegram là đã đọc, tài khoản vẫn hoạt động, nhưng không có phản hồi nào từ “người tình”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?