Lệnh cấm đồ nhựa dùng một lần này sẽ được áp dụng cho các cơ sở kinh doanh ăn uống tại Anh.
Mới đây, chính phủ Anh đã lên kế hoạch ban lệnh cấm cấm nhà hàng, quá cà phê và các đơn vị kinh doanh ăn uống sử dụng những vật dụng dùng một lần như dao dĩa nhựa - những món đồ vốn đang ngày càng trở nên phổ biến vì mức độ tiện lợi của chúng. Đây được xem là một trong những kế hoạch nhằm giảm tải lượng rác thải nhựa ra môi trường.
Theo thống kê cho thấy, mỗi năm người Anh dùng khoảng 1,1 tỷ sản phẩm đĩa nhựa dùng một lần và 4,25 tỷ sản phẩm tương tự. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10% trong số đó là có thể tái chế sau khi sử dụng. Theo các nhà nghiên cứu cho biết, các mặt hàng nhựa liên quan đến lĩnh thực thực phẩm, ăn uống, bao gồm cả hộp đựng thức ăn và dao dĩa, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong lượng rác thải ra đại dương trên toàn thế giới.
Động thái mới nhất của chính phủ Anh diễn ra sau một cuộc tham vấn của Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn (Defra) kéo dài từ tháng 11/2021 đến tháng 2/2022. Theo thư ký Thérèse Coffey cho biết: “Phải mất đến 200 năm, một chiếc dĩa nhựa mới có thể phân hủy trong môi trường tự nhiên, đồng nghĩa với việc đại dương của chúng ta sẽ bị ô nhiễm trong suốt 2 thế kỷ đó”.
“Tôi đã quyết tâm thúc đẩy những hành động để giải quyết vấn đề này ngay từ đầu”, Coffey nhấn mạnh, “Chúng tôi đã tiến được những bước dài trong vài năm qua, thế nhưng chúng tôi vẫn còn rất nhiều việc phải làm, và một lần nữa chúng tôi đã lắng nghe lời kêu gọi từ công chúng. Lệnh cấm mới đây sẽ có tác động mạnh mẽ để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm do hàng tỷ mảnh nhựa gây ra và giúp bảo vệ môi trường tự nhiên cho các thế hệ tương lai”.
Các lệnh cấm tượng tự đã được thực hiện ở Scotland và xứ Wales, trong khi chính phủ UK đã từng cấm sử dụng ống hút nhựa, thìa nhựa và tăm bông dùng một lần tại Anh vào năm 2020.
Tuy nhiên, theo Daily Mail cho biết, lệnh cấm mới dường như vẫn chưa thực sự toàn diện khi chỉ tác động đến các loại bát, đĩa, khay nhựa sử dụng tại nhà hàng, quán cafe hay các đơn vị kinh doanh đồ ăn mang đi. Trong khi đó, các siêu thị và cửa hàng tạp hóa vẫn được phép kinh doanh những loại sản phẩm này.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do, theo tài liệu tham vấn công bố vào tháng 11/2021, những đồ nhựa dùng một lần bán tại siêu thị được phân loại là “bao bì sơ cấp” (primary packaging) và cần được xem xét và xử lý theo những biện pháp khác.
Trước đây, rất nhiều nhà môi trường đã công khai ủng hộ những lệnh cấm đồ nhựa sử dụng một lần của chính phủ, dù một số người đã lên tiếng chỉ trích tiến độ chậm chạp và phạm vi hạn chế của những lệnh cấm này. Một số khác lại nhấn mạnh rằng chính phủ cần giải quyết vấn đề từ gốc rễ và tập trung giảm tải lượng chất thải từ nguồn cung cấp.
Megan Randles, nhà vận động chính trị cho Greenpeace UK, rất ủng hộ lệnh cấm mới dù vẫn còn rất nhiều nghi ngờ: “Động thái này giống như một giải pháp tạm thời vậy. Chúng tôi cần chính phủ đưa ra một chiến lược giảm nhựa, hay chính xác hơn là giảm số lượng đồ nhựa sản xuất ra và lên kế hoạch tái chế, tái sử dụng một cách hiệu quả, phù hợp”.
Nguồn: TheGuardian, Daily Mail
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"