Chip Samsung và Intel cũng sẽ có tốc độ mạng nhanh như Qualcomm sau phán quyết của tòa án hôm nay?
Đây là phán quyết sơ bộ của vụ kiện lớn nhằm vào phía Qualcomm mà Ủy ban Thương mại Liên bang đệ trình hồi năm 2017.
- Samsung hé lộ bốn loại màn hình Vô cực khác nhau, hướng tới tương lai màn Vô cực hoàn toàn không hề có "tai thỏ"
- Chip đầu bảng của Qualcomm năm 2019 sẽ lấy tên Snapdragon 8150
- Qualcomm: Apple sẽ không sử dụng chip của chúng tôi trên chiếc iPhone tiếp theo
- Apple vượt mặt Qualcomm, trở thành hãng đầu tiên tung ra thị trường chip di động 7nm
Bằng sáng chế là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới những vụ kiện tụng giữa các công ty công nghệ, bởi chúng liên quan đến vấn đề quyền sở hữu trí tuệ. Các hãng thường đấu đá đến cùng để bảo vệ những "đứa con tinh thần" quý giá này, tuy nhiên đôi khi họ cũng đành bất lực. Và theo quyết định của tòa án cấp bang thì có vẻ như Qualcomm sẽ buộc phải chia sẻ một số bằng sáng chế của họ.
Phán quyết này chỉ là sơ bộ và là một phần nhỏ trong vụ kiện lớn nhằm vào phía Qualcomm mà Ủy ban Thương mại Liên bang đệ trình hồi năm 2017. Nội dung vụ kiện xoay quanh việc xác định xem gã khổng lồ công nghệ San Diego có sử dụng tài sản trí tuệ của mình để đảm bảo "chắc suất" vị trí là nhà cung cấp modem smartphone hàng đầu hay không. Nếu bị tuyên án có vi phạm, đây được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Mặc dù chưa đi đến kết luận cuối cùng, thế nhưng tòa án xử lý vụ kiện cho rằng Qualcomm phải bắt đầu cấp quyền sử dụng bằng sáng chế thiết yếu tiêu chuẩn cho bất kỳ công ty nào muốn dùng chúng, kể cả những đối thủ lớn như Intel hay Samsung. Nếu không như vậy, Qualcomm sẽ "giữ vị thế độc tôn trong lĩnh vực sản xuất chip modem và giới hạn sự cạnh tranh." – thẩm phán giải thích. Bằng sáng chế thiết yếu tiêu chuẩn bao gồm các công nghệ cơ bản giúp modem hoạt động.
Hiện tại, chip modem của Qualcomm có tốc độ tải LTE 4G nhanh nhất, vượt trội hoàn toàn so với modem đến từ "kình địch" như Intel hay Samsung. Minh chứng rõ nhất là kết quả thử nghiệm so sánh giữa các mẫu iPhone dùng chip modem của Intel và của Qualcomm. Chính vì vậy, nếu họ miễn cưỡng phải giao nộp bằng sáng chế cho hai nhà sản xuất kia thì sẽ đánh mất đi lợi thế rất lớn của mình, bởi họ sẽ có thể phát triển được chip modem cho tốc độ tương tự.
Để bạn đọc dễ hình dung hơn, hãy tưởng tượng nếu một hãng sản xuất ô tô, ví dụ như Ford chẳng hạn, nắm giữ bằng sáng chế về xylanh và pít-tông trong động cơ, và họ ép buộc các đối thủ phải sử dụng động cơ không có xylanh và pít-tông (loại động cơ này có tồn tại đấy, nhưng chúng có rất nhiều điểm bất lợi) hoặc phải trả một khoản phí cao cắt cổ cho Ford. Điều này sẽ dẫn tới việc sản phẩm của họ không còn hấp dẫn và cạnh tranh được so với Ford, đồng thời kéo theo việc thay vì tự chế tạo động cơ thì mua của Ford sẽ rẻ hơn.
Về cơ bản, đây chính là những điều mà Qualcomm đang làm với modem: cho phép các công ty áp dụng công nghệ của họ vào sản phẩm của mình nếu họ đồng ý với các điều khoản (thường là mua chip của ông lớn này luôn) hoặc sẽ phải trả những khoản phí vô cùng đắt đỏ để có quyền dung chúng. Nếu phán quyết của tòa được giữ nguyên, Qualcomm sẽ phải chia sẻ những bằng sáng chế thiết yếu, cho phép các nhà sản xuất chip khác phát triển modem riêng để cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng với Qualcomm.
Rõ ràng, phán quyết này sẽ rất có lợi cho các đối tác của công ty chip này cũng như người dùng. Tuy nhiên, có lẽ sẽ phải mất vài tháng thì chúng ta mới thấy được hiệu quả của nó.
Theo PhoneArena
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?