World Cup 2022 đã chính thức khởi tranh, dự kiến sẽ có 1,2 triệu cổ động viên từ khắp nơi trên thế giới tới Qatar để xem những trận cầu đỉnh cao. Nhiều người trong số họ chính là những cổ động viên nhiệt thành từ Trung Quốc.
- Enner Valencia, từ cậu bé vắt sữa bò, bị cảnh sát rượt trên sân đến người mở hàng World Cup 2022
- Chàng trai không chân trong lễ khai mạc World Cup 2022: Chưa chào đời đã bị nhiều người nói không nên được sinh ra, vượt nghịch cảnh thành thục mọi môn thể thao
- World Cup 2022 và những kỷ lục về tiền bạc
Bóng đá, với nhiều người, ý nghĩa của nó đã vượt ra khỏi khuôn khổ của thể thao, và trở thành một phần của cuộc sống, thậm chí là của cả cuộc đời.
Mặc dù quá cuồng nhiệt không phải là một hành vi đáng được ca ngợi nhưng việc theo đuổi ước mơ bóng đá này thực sự khiến cuộc sống của nhiều người hâm mộ trở nên ý nghĩa hơn.
Như câu chuyện về 2 cổ động viên bóng đá "chịu chi", sẵn sàng nghỉ việc để đến ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh đang được quan tâm và bàn luận sôi nổi những ngày qua.
Từ khóa “Cô gái từ chức để đi Qatar xem World Cup cuối cùng của Messi” đã trở thành đề tài nóng trên mạng xã hội Weibo.
Trước đó, ngôi sao người Argentina, Lionel Messi đã khẳng định đây sẽ là kỳ World Cup cuối cùng trong sự nghiệp của anh.
Là một fan cuồng của Messi và tuyển Argentina, Josie, một cô gái Thượng Hải (Trung Quốc), vốn đang làm việc trong một công ty tư vấn và một công ty công nghệ, đã quyết định từ chức để sang Qatar để cổ vũ cho thần tượng của mình.
Năm 2006, khi Messi bắt đầu kỳ World Cup đầu tiên, Josie là một cổ động viên cuồng nhiệt của đội tuyển Argentina.
Từ World Cup 2014 ở Brazil, World Cup 2018 ở Nga đến World Cup năm nay ở Qatar, đây là kỳ World Cup thứ 3 của Josie đi xem. Cô cho biết Qatar là kỳ World Cup đắt đỏ nhất,vì vé và cả chỗ ở đều đắt.
“Trước mắt chắc chắn tôi sẽ xem 3 trận vòng bảng của Argentina, sau đó là các trận đấu loại trực tiếp và của cả những đội khác nữa nên cũng phải có hơn cả chục trận để xem. Chỗ ở và vé rất đắt, nhưng vì Argentina là đội tôi yêu thích nên tôi dự định sẽ ở lại 1 tháng, sẽ tốn khoảng 80.000 - 100.000 NDT (277 - 366 triệu đồng)” - Josie cho biết.
Nhiều cổ động viên trong nước để lại bình luận, bày tỏ sự ghen tỵ với mức độ "chịu chơi" của Josie. Nhưng cũng không ít người cho rằng hành động của cô gái quá bốc đồng.
Josie đã có phản hồi lại ý kiến của cư dân mạng rằng cô đã lên kế hoạch cho việc từ chức từ lâu và không khuyến khích mọi người làm theo mình.
“Đây không phải là mục đích ban đầu tôi chia sẻ, điều tôi muốn bày tỏ là trong đời ai cũng cần có tình yêu của riêng mình, và chỉ có tình yêu mới tồn tại mãi dù có trải qua bao nhiêu năm tháng” - cô cho biết.
Không chỉ Josie, một cổ động viên cuồng nhiệt khác của Messi là Chen Zhenghao ở Bắc Kinh cũng nộp đơn xin nghỉ việc để đến Qatar xem World Cup.
Zhenghao làm cho một công ty quảng cáo trực tuyến ở Trung Quốc, thu nhập khá cao. Tuy vậy, anh vẫn chọn từ bỏ công việc để đi xem kỳ World Cup cuối cùng của siêu sao người Argentina.
Theo Chen Zhenghao, anh đã xem Messi thi đấu từ năm 2005 từ cấp độ CLB đến tuyển quốc gia và sưu tập gần hết số áo đấu của Messi. Nếu bỏ lỡ Qatar, anh sẽ cảm thấy hối tiếc cả đời.
Zhenghao hy vọng sẽ được chứng kiến Messi và Argentina vào chung kết và giành chức vô địch.
Chen Zhenghao sẵn sàng dành gần hết số tiền tiết kiệm và cảm thấy rằng đó là việc đáng làm. Anh chàng cho biết mình được gia đình ủng hộ và thấu hiểu.
Thông tin về anh chàng này cũng “gây bão” không kém sự việc của Josie. Một số cư dân mạng nói: "Nếu bạn có ước mơ, hãy theo đuổi nó, đừng để lại bất kỳ điều gì hối tiếc, điều đó thật tốt".
Một số cư dân mạng cho rằng việc trả giá cao như vậy chỉ để xem bóng một lần là việc “điên rồ”, trở về sau World Cup anh sẽ hối tiếc.
Trên thực tế, đối với nhiều người hâm mộ, 2 cổ động viên Trung Quốc này đã làm những gì họ muốn làm nhưng không dám hoặc không thể làm.
Chi ra số tiền lớn hay từ bỏ công việc để theo dõi thần tượng mình như vậy có đáng hay không, những người ngoài cũng không thể đánh giá mà chỉ có Josie và Chen Zhenghao mới có thể trả lời.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?