Chuột sông băng: những cục rêu dẻo như bánh nếp biết tự di chuyển làm đau đầu giới khoa học
Theo dõi suốt nhiều năm nhưng khoa học vẫn chưa tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi "Bằng cách nào chuột sông băng di chuyển theo đàn?".
- Nghiên cứu mới: Cứ thả động vật ăn cỏ chạy quanh Bắc Cực, ta sẽ cứu được băng vĩnh cửu và hạn chế biến đổi khí hậu
- Người tiền sử xây nhà sống qua Kỷ băng hà từ xương quái thú khổng lồ đã bị tuyệt chủng?
- Vì dịch Covid-19, hơn 100 nhà khoa học kẹt trên con tàu phá băng giữa Bắc Băng Dương
- NASA ghi lại hình ảnh chỏm băng ở Nam Cực tan chảy trong đợt nóng kỷ lục vừa qua
Chuột sông băng, sinh vật khiến giới khoa học đặt ra nhiều câu hỏi nhưng chưa tìm được câu trả lời.
Ở một số sông băng, bạn có thể chứng kiến những cục rêu xanh lá nằm đó đây. Nhưng những khối sinh vật sống này không chỉ là thứ thực vật vô chi nằm yên một chỗ, chúng có thể chuyển động được nữa cơ! Các nhà nghiên cứu đặt tên cho những cục rêu di động này là “chuột sông băng - glacier mice”, chúng chính là tâm điểm nghiên cứu của báo cáo khoa học vừa được đăng tải trên Polar Biology.
Theo NPR, mỗi cục rêu là một nhúm rêu mềm, ướt nước và dẻo như kẹo. Các tác giả nghiên cứu tin rằng chúng phát triển từ các tạp chất có trên bề mặt băng, và bản thân sự tồn tại của chúng chính là một trong những hiện tượng lạ có trên Trái Đất.
Chuột sông băng nằm rải rác khắp cánh đồng rộng lớn.
Tim Bartholomaus, một chuyên gia nghiên cứu sông băng công tác tại Đại học Idaho, nói rằng mình bất ngờ vô cùng khi phát hiện ra loài “chuột” này vào năm 2006. “Chúng chẳng bám lấy thứ gì cả, cứ nằm đó trên mặt băng thôi. Một đốm xanh sáng trên thế giới màu trắng trải rộng”, anh Bartholomaus nói.
Mà chúng cũng chẳng nằm yên được mấy hồi. Theo lời anh Bartholomaus, những cục rêu sông băng di chuyển với tốc độ trung bình 2,5 cm/ngày. Sophie Gilbert, một nhà sinh thái học cũng tới từ Đại học Idaho, nói việc di chuyển này là tối quan trọng cho sự sinh tồn của loài “chuột sông băng”, bởi mọi lá rêu bề mặt đều phải nhận ánh sáng Mặt Trời thì mới tồn tại được.
“Chúng phải lăn liên tục kẻo rêu ở dưới đáy sẽ chết”, cô Gilbert nhận định.
Bên dưới là đoạn video cho thấy những con chuột này di chuyển trên băng. Phải nói thêm, những thước phim này không liên quan tới nghiên cứu mới được đăng tải.
Chuột sông băng di chuyển trên bề mặt lạnh lẽo.
Chuột sông băng không phải loài mới được phát hiện, chúng đã từng xuất hiện tại Alaska, Iceland, Svalbard và Nam Mỹ. Các nhà khoa học đã khẳng định sự tồn tại của chúng ta thập niên 50, tuy nhiên ta không biết gì nhiều về giống loài kỳ lạ này ngoài vẻ ngoài xanh mướt và thân mình mềm như bánh nếp.
Một trong những bí ẩn lớn nhất bao trùm chuột sông băng, thứ sinh vật có tuổi đời ít nhất 6 năm, di chuyển như vậy. Một số nhà nghiên cứu tin rằng một bệ băng bên dưới cục rêu khiến chúng di chuyển: vì rêu che băng khỏi ánh Mặt Trời, băng sẽ tan chậm hơn và dần dần, một lớp băng mỏng sẽ hình thành bên dưới cục rêu, rồi "con" chuột sẽ lăn khỏi cái bệ băng đó và di chuyển.
Để tìm hiểu cặn kẽ bí ẩn này, nhóm nghiên cứu theo dõi tổng cộng 30 con chuột sông băng tại khu vực Alaska, gắn một vòng màu quanh thân chúng. Họ theo dõi vị trí của các cục rêu này trong 54 ngày liên tiếp hồi năm 2009, rồi quay lại thăm chúng vào các năm 2010, 2011 và 2012. Họ đã nhầm khi tưởng rằng rêu sẽ lăn tứ tung theo các hướng ngẫu nhiên.
Kích cỡ một "con" chuột.
Đáng ngạc nhiên thay, tất cả số rêu này đều di chuyển cùng nhau, nhóm nghiên cứu mô tả hoạt động của số chuột sông băng này tương tự một đàn cá hay một đàn chim. Những dự đoán ban đầu bao gồm cục rêu lăn theo đường dốc và rêu lăn do gió thổi, nhưng khi phát hiện ra chúng chẳng lăn dốc mà cũng không đi theo hướng gió thổi chủ đạo, nhóm nghiên cứu phải tìm lời lý giải khác.
Cuối cùng, họ tính tới tác động của Mặt Trời, vốn có khả năng làm tan băng để khiến những cục rêu kia di chuyển, nhưng rồi hướng bức xạ Mặt Trời cũng chẳng khớp với đường di chuyển của “đàn chuột”. Khoa học vẫn bó tay, chưa hiểu chuột sông băng di chuyển sao sao.
“Thú vị thật đấy, khi chứng khiến sự vật không tuân theo giả thuyết chúng tôi đặt ra, chẳng khớp với những gì chúng tôi vẫn nghĩ”, cô Gilbert nói.
Anh Bartholomaus mong thế hệ các nhà nghiên cứu tiếp theo có thể lý giải được những bí ẩn này. Hiện tại, anh đang để mắt nghiên cứu một khía cạnh khác: tại sao lũ chuột này lại di chuyển theo đàn, và tuổi thọ của chúng là bao nhiêu.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4