Nghiên cứu mới: Cứ thả động vật ăn cỏ chạy quanh Bắc Cực, ta sẽ cứu được băng vĩnh cửu và hạn chế biến đổi khí hậu
Ý tưởng đến từ một nhà khoa học lập dị, nhưng báo cáo khoa học mới cho rằng điều này hoàn toàn khả thi.
- Vì dịch Covid-19, hơn 100 nhà khoa học kẹt trên con tàu phá băng giữa Bắc Băng Dương
- NASA ghi lại hình ảnh chỏm băng ở Nam Cực tan chảy trong đợt nóng kỷ lục vừa qua
- Nhiệt độ Châu Nam Cực ở mức cao kỷ lục, băng tan ở khắp nơi
- Dòng biển ấm chảy bên dưới băng Bắc Cực đang "đun chảy" lớp băng dày, có thể khiến nước biển dâng cả mét
- Nghiên cứu mới: Băng Bắc Cực tan là do tủ lạnh và điều hòa cũ nhà bạn đấy
Để giảm tốc độ tan chảy của băng vĩnh cửu vùng Bắc Cực, các nhà khoa học cho rằng ta nên thả lên vùng băng tuyết phương Bắc những loài động vật ăn cỏ như những ngựa, bò rừng bison hay tuần lộc. Nghiên cứu mới được đăng tải là một chương trình giả lập chạy trên máy tính với dữ liệu thực tế, chỉ ra rằng khi có đủ số động vật yêu cầu có mặt tại Bắc Cực, khoảng 80% băng vĩnh cửu toàn cầu sẽ được bảo tồn tới tận năm 2100.
Nguồn cảm hứng của nguyên cứu này là thử nghiệm diễn ra tại thị trấn Chersky, Siberia, thực hiện bởi nhà khoa học "lập dị" có tên Sergey Zimov; ông đã cố gắng đưa động vật ăn cỏ tới khu vực sông băng Bắc Cực từ 20 năm trước.
Suốt thời quan qua, ông và con trai, anh Nikita đã nghiên cứu về ảnh hưởng của động vật ăn cỏ tới khu vực băng giá quanh năm; họ đặt tên nơi đây là Công viên Kỷ Pleistocene, ý muốn nói “công viên” của họ là để bảo tồn kỷ băng hà cũng như Công viên Kỷ Jura lưu giữ khủng long vậy. Ông Zimov cũng là người khuyến khích các nhà di truyền học hồi sinh voi mammoth để hỗ trợ công trình nghiên cứu của mình.
Nhà nghiên cứu Sergey Zimov.
Băng vĩnh cửu là một lớp đất dày đóng băng quanh năm. Nhưng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khái niệm “vĩnh cửu” không còn đúng nữa. Việc băng vĩnh cửu tan sẽ khiến khí nhà kính nằm trong lòng đất lạnh suốt nhiều ngàn năm nay sẽ lại tràn vào bầu khí quyển.
Các nhà khoa học lo ngại đây sẽ là một vòng lặp không thể kiểm soát, sẽ khiến Trái Đất ngày một nóng lên.
Mùa đông, băng vĩnh cửu tại Chersky, Siberia có nhiệt độ -10 độ C, nhưng không khí có thể lạnh hơn thế nhiều, xuống tới tận -40 độ C. Thông thường đông tới đi kèm với một lớp tuyết dày phủ lên mặt đất, ngăn ngừa tác động của không khí lạnh bên trên khiến đất mang nhiệt độ ôn hòa.
Ý tưởng của nhà khoa học Zimov như thế này: mang động vật ăn cỏ móng guốc tới khu vực để dậm cho số tuyết trải đều ra trên nền đất, nén chặt đất xuống và làm lạnh cả khu vực. Kết quả nghiên cứu cho thấy ý tưởng của ông Zimov hiệu quả: với 100 cá thể động vật ăn cỏ được thả trên diện tích rộng 1 km2, độ dày của tuyết đã giảm nửa, làm giảm khả năng ngăn nhiệt giữa đất và không khí, từ đó kéo dài sự tồn tại của băng vĩnh cửu.
Nhằm đưa thử nghiệm “Công viên Kỷ Pleistocene” lên quy mô lớn hơn nữa, nhà nghiên cứu Christian Beer tới từ Đại học Hamburg tiến hành mô phỏng trên máy tính: họ dựng lên mô hình tái tạo lại tác động của khí hậu lên các khu vực băng vĩnh cửu ở Bán Cầu Bắc. Kết quả nghiên cứu, được đăng tải trên tạp chí Nature, cho thấy nếu khí thải tiếp tục tăng, nhiệt độ băng vĩnh cửu sẽ tăng thêm 7 độ C; băng vĩnh cửu sẽ biến mất trong 80 năm nữa.
Nhưng khi các đàn động văn ăn cỏ tới khu vực sông băng, nền đất nơi đây sẽ chỉ tăng 4 độ C, đủ để bảo quản băng vĩnh cửu tới hết thế kỷ này. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Beer chưa đưa ra được con số cụ thể, cần bao nhiêu cá thể động vật thì mới giữ được băng vĩnh cửu khỏi tan; Beer cho rằng cần thêm nghiên cứu nữa để khẳng định chắc chắn.
Tuy nhiên, Christian Beer vẫn đưa ra ước tính: “Hiện tại, ta dang có khoảng 5 con tuần lộc trên mỗi mét vuông Bắc Cực. Với 15 con trên mỗi kilomét vuông, các phép toán cho thấy ta sẽ có thể cứu được 70% băng vĩnh cửu”.
Rick Thoman, một chuyên gia khí hậu cho rằng cách thức này hiệu quả, nhưng vẫn nghi ngờ về tính khả thi của dự án. Ông Thoman nhận định việc phủ hàng triệu kilomet vuông diện tích Bắc Cực với ngựa, tuần lộc và bò bison rất khó thực hiện.
Beer và đội ngũ nghiên cứu cũng đã tính tới những mặt trái của cách tiếp cận trên, ví dụ như việc đàn động vật ăn cỏ sẽ “xử đẹp” lớp rêu mọc lên mỗi mùa hè, sẽ khiến đất càng nóng hơn. Tuy vậy, mô hình giả lập cho thấy tác động làm lạnh nền đất của đàn động vật trong mùa đông lớn hơn nhiều lần ảnh hưởng làm nóng đất của chúng trong mùa hè.
Nhà nghiên cứu Beer đã tính tới bước tiếp theo; anh đang liên hệ với các nhà sinh vật học để tìm hiểu về cách thức đàn động vật ăn cỏ sẽ di cư giữa các khu vực băng vĩnh cửu.
Tham khảo CBS News
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android